CẨM NANG NUÔI CHIM
BỒ CÂU
PHẦN 3 - NUÔI CHIM BỒ CÂU ĐUA
Chương 1: Giới thiệu về Bồ câu
đua
I. Lịch sử bồ câu đưa thư.
Không ai biết rõ lịch sử môn bồ câu đua bắt đầu khi nào nhưng
chắc chắn 1điều chim bồ câu đưa thư đã được sử dụng từ rất lâu vào thời cổ đại
và đây được xem là cách nhanh nhất để truyền tin vào thời điểm đó.
Có bài viết cho rằng vua Ba Tư Cyrus sử dụng các loài chim để
gửi thông tin, và những người Hy Lạp sử dụng bồ câu để gửi tin tức về chiến
thắng tại Olympic. Trong thế kỷ thứ tám ở Pháp, chỉ có quý tộc mới được sở hữu
bồ câu và nó được coi là một biểu tượng của quyền lực và uy tín, cuộc cách mạng
Pháp nổ ra đã thay đổi mọi thứ và tất cả mọi người bình thường đều có thể sở
hữu chúng. Ngay cả Julius Caesar cũng sử dụng chim bồ câu để mang thông điệp
quan trọng.
Năm 1870 cuộc chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra, Paris bị bao vây và chia
cắt hoàn toàn với bên ngoài. Để duy trì hy vọng & giữ vững tinh thần trong
cuộc chiến, những người dân Paris đã sử dụng khinh khí cầu để mang giỏ đựng
chim bồ câu và thư từ thành phố về các phùng phụ cận & họ có thể nhận lại
các tin nhắn từ các con bồ câu quay về.
Thời gian này kỹ thuật vi ảnh được phát triển tại Anh. Các vi
phim chứa đựng khoảng 30.000 tin nhắn được chuyển giao bởi một con chim duy
nhất! Theo các nhà sử học, có khoảng 400 bồ câu mang khoảng 115.000 thông điệp
chính phủ & hơn 1triệu tin nhắn cá nhân trong 4tháng Paris bị vây hãm.
Lính Pháp với túi đựng bồ câu sau lưng
Năm
1914, khi Thế Chiến thứ I nổ ra, quân đội châu Âu đã sử dụng rộng rãi chim đưa
thư để chuyển thông tin chiến sự. Thế chiến thứ I là cao điểm việc sử dụng bồ
câu cho mục đích quân sự.
Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất Thế chiến I được kể
lại là "tiểu đoàn bị mất" ở Pháp đã được cứu bởi một chim bồ câu được
đặt tên Cher Ami. Tiểu đoàn 600 người đã bị thương bởi hỏa lực đồng minh do họ
tiến quá xa vào lãnh thổ đối phương. Tất cả hy vọng của họ đều đặt vào Cher
Ami. Các binh sĩ Đức đã nhìn thấy những con chim và bắn bị thương nhưng không
đủ ngăn Cher Ami bay hơn 25dặm tới Sở chỉ huy. Nó đến với một mắt bị bắn, một
viên đạn vào ngực 2chân hầu như gãy hẳn. Thông báo ngừng pháo kích và tiểu đoàn
này sau đó đã được cứu. Sau khi được cứu chữa, Cher Ami nhận được huy chương
danh dự và đưa về Mỹ và sống cho đến năm 1919. Sau đó, được trưng bày tại Viện
Smithsonian.
Bồ câu đưa thư thời chiến tranh
Bồ câu đưa thư thời chiến tranh
Khi Thế chiến thứ hai nổ ra vào đầu những năm 40, chim bồ câu
dẫn đường đã được đưa trở lại. Nhiều người không nhận ra rằng người đứng đầu
của SS, Hemlic Hemmler, cũng đứng đầu tổ chức chim quốc gia tại một thời gian
và cảm thấy rằng Đức quốc xã sẽ được hưởng lợi bằng cách tham gia tổ chức bồ
câu quốc gia và sử dụng các thành viên và bồ câu của họ. Người Đức đã có 50.000
loài chim đã sẵn sàng để sử dụng khi chiến tranh đã nổ ra. Thật không may cho
nước Mỹ, quân đội Mỹ đã không duy trì chương trình chim bồ câu của mình và phải
xây dựng lại từ đầu.
Mặc dù đài phát thanh đã được phát triển vào thời gian này,
trong khi đó mã Morse được sử dụng trong Thế chiến I, chim bồ câu lại là sự lựa
chọn tuyệt vời cho việc chuyển giao thông tin không thể dùng vô tuyến điện.
Chim bồ câu cũng được sử dụng để chụp các bức không ảnh nhắm tìm hiệu sức mạnh
& vị trí của đối phương. Một camera được gắn bên dưới chim bồ câu cho phép
chụp các khu vực cần thiết nhằm chuẩn bị cho các cuộc không kích.
Điệp viên của cả hai bên sử dụng chim bồ câu để mang thông
tin và đôi khi những con chim được yêu cầu bay qua eo biển giữa Anh và Pháp.
Thế chiến II kết thúc và năm 1956 quân đội Mỹ đóng cửa Pigeon Corp cho đến năm
1970 khi Cảnh sát biển Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng bồ câu cho mục đích khác.
Danh sách 1 số chim được trao huy chương Dicken (Huy chương
tưởng thưởng cho đóng góp của các động vật trong chiến tranh)
White
Vision (trao giải ngày 02/12/1943): đưa tin giải cứu phi công tháng 10/1943.
Winkie (trao giải ngày 02/12/1943): đưa tin giải cứu phi công tháng 02/1942
Beach Comber (trao giải ngày 01/9/1944): phục vụ trong quân độiCanada ,
đưa tin về cuộc đổ bộ Dieppe
1942.
Winkie (trao giải ngày 02/12/1943): đưa tin giải cứu phi công tháng 02/1942
Beach Comber (trao giải ngày 01/9/1944): phục vụ trong quân đội
Gustav (trao giải ngày 01/9/1944): đưa tin cuộc đổ bộ bãi
biển Normandy
06/6/1944.
Dutch Coast (trao giải tháng 3/1945): giao tin nhắn
"SOS" trong 7.5h - khoảng cách 288dặm tháng 4/1942.
William
of Orange, được trao huy chương tháng 5/1945
(nguồn:
bocauvietnam.com)
Đội quân bồ câu đưa tin ở Việt Nam .
Trong
giai đoạn kháng chiến chống quân Minh xâm lược, sử sách và giai thoại dân gian
có nhắc đến hai nhân vật nổi tiếng là Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Chích. Đây là
hai danh tướng của nghĩa quân Lam Sơn và sau này là khai quốc công thần của nhà
Hậu Lê.
Trần Nguyên Hãn là con
cháu nhà Trần, cháu ruột của Trần Nguyên Đán, dòng dõi Thượng tướng Trần Quang
Khải, anh em (con cô, con cậu) với Nguyễn Trãi. Ông quê ở xã Sơn Đông (nay
thuộc huyện Lập Thạnh, Vĩnh Phúc), lập nhiều công nên khi xét công lao ông được
đứng hàng đầu với chức Tả tướng quốc. Trong thời gian kháng chiến, Trần Nguyên
Hãn đã dùng những chú chim bồ câu mà ông nuôi dưỡng, huấn luyện để chuyển thư
qua lại với chủ tướng Lê Lợi và các đầu mối quân sự khác. Có lần khi đang đóng
quân trấn giữ thành Võ Ninh thì bị quân Minh kéo đến vây chặt, tình thế rất
nguy khốn, Trần Nguyên Hãn đã viết thư cầu cứu rồi buộc vào chân chim. Nhờ thư
do chim câu mang đến, Bình Định Vương Lê Lợi biết được tình hình liền lập tức
cho quân tiếp viện đến Võ Ninh phá vỡ vòng vây giải cứu. Sau này Trần Nguyên
Hãn với hình ảnh chú chim bồ câu được suy tôn là Thánh Tổ của lực lượng truyền
tin nước ta.
Cùng về qui tụ dưới lá cờ
nghĩa Lam Sơn còn có một vị tướng cũng có tài nuôi chim bồ câu, ông tên là
Nguyễn Chích. Ông người thôn Vạn Lộc, xã Đông Ninh, phủ Đông Sơn (nay là huyện
Đông Sơn, Thanh Hóa), trước khi tham gia lực lượng của Lê Lợi thì Nguyễn Chích
đã dựng cờ khởi nghĩa ở núi Hoàng Sơn (nay thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hóa)
lấy thành Yên Mỗ làm căn cứ. Chính ông đã đề xuất kế hoạch vào Nghệ An, tạo nên
cục diện mới cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Bố Nguyễn Chích là người
thích nuôi chim thả để dự thi nên truyền nghề này cho con, vì thế từ nhỏ ông đã
có biệt tài nuôi chim bồ câu rất giỏi. Bồ câu được dạy một cách khéo léo để xem
khả năng của mỗi con, người ta đặt một chậu nước giữa sân, rồi cho chim tung
cánh lên trời, những con chim nào dạy khéo sẽ bay rất thẳng, đến nỗi, bay cao
lên tít mây xanh mà bóng chim vẫn in trong chậu nước. Nguyễn Chích đã tập cho
đàn chim của ông bay khéo như vậy và còn luyện cho chúng mang thư từ và đồ nhẹ
đến nơi định sẵn và bay trở về.
Khi gia nhập cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Chích cùng vợ là Nguyễn Thị Bành đã mang cả bầy bồ câu đi theo, nhiều lần, chim câu đã giúp việc truyền tin cho nghĩa quân rất nhanh chóng. Một bận, căn cứ Lam Sơn bị đánh úp trong khi phần đông quân lính được chủ tướng Lê Lợi chia ra, sai các tướng tá dẫn đi các ngả mất rồi, ở doanh trại chỉ có Lê Lợi và Nguyễn Chích cùng mấy trăm quân túc vệ. Giặc Minh ở ngoài vây rất chặt, khó có thể phá được vòng vây hay cử người đi báo tin giải cứu.
Khi gia nhập cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Chích cùng vợ là Nguyễn Thị Bành đã mang cả bầy bồ câu đi theo, nhiều lần, chim câu đã giúp việc truyền tin cho nghĩa quân rất nhanh chóng. Một bận, căn cứ Lam Sơn bị đánh úp trong khi phần đông quân lính được chủ tướng Lê Lợi chia ra, sai các tướng tá dẫn đi các ngả mất rồi, ở doanh trại chỉ có Lê Lợi và Nguyễn Chích cùng mấy trăm quân túc vệ. Giặc Minh ở ngoài vây rất chặt, khó có thể phá được vòng vây hay cử người đi báo tin giải cứu.
Nguyễn Xí liền thả chim
câu đi đưa thư gọi được các cánh quân về cứu viện, trong đánh ra, ngoài đánh
vào làm cho vòng vây của giặc tan vỡ, Bình Định Vương Lê Lợi rất khen ngợi, ban
thưởng cho Nguyễn Xí và lấy thóc tẩm mật cho chim ăn để bồi dưỡng. Cho đến nay
người dân ở vùng đất xứ Thanh Nghệ vẫn lưu truyền bài thơ ca ngợi “đội quân”
chim bồ câu của tướng Nguyễn Chích như sau: “Bồ câu bồ các/ Nó hát cúc cù/ Cu
đi Quan Du/ Cu về Bù Rộc/ Thư này hỏa tốc/ Phải đợi cu về/ Ăn gạo vua Lê/ Đậu
vai ông Chích/ Cu là cu thích/ Lại hát cúc cù!”.
(nguồn: vtc.vn)
2. Giãi mã chuỗi gien của chim bồ câu và bồ câu đua.
2. Giãi mã chuỗi gien của chim bồ câu và bồ câu đua.
Phần lớn dân số chim bồ câu trên thế
giới đều có tổ tiên từ Trung Đông. Một trong những nghiên cứu về gien chuyên
sâu nhất về loài chim đã trở thành phổ biến hiện nay khẳng định như vậy.
Nghiên cứu được đăng tải trong tạp chí
Science, đã giải mã chuỗi gien của loài bồ câu núi (Columba livia, ở Việt Nam còn gọi là
chim gầm ghì đá) – loài chim mà chúng ta quen gọi là chim bồ câu.
Michael Shapiro, phó giáo sư ngành sinh
học từ trường Đại học Utah
cho biết: “Các loài chim chiếm một phần lớn cuộc sống trên Trái đất, và chúng
ta vô cùng kinh ngạc khi tìm hiểu về gien của chúng, đặc biệt khi so sánh với
các loài động vật có vú và cá. Có hơn 10.000 loài chim, chúng ta biết rất ít về
điều gì đã tạo nên sự khác biệt về gien và sự tiến hóa của chúng.”
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học
đã trình bày con đường tìm ra nét đặc trưng cơ bản về gien – cơ chế phân tử
kiểm soát đa dạng động vật ở chim bồ câu. Sử dụng phương pháp tiếp cận này, các
nhà khoa học mong muốn có thể thực hiện với các đặc điểm khác của chim bồ câu,
và có thể áp dụng cho các loài chim khác, cũng như các động vật khác.
Chim bồ câu là loài gia cầm lâu đời nhất
trên thế giới, với một bề dày lịch sử cùng với con người từ 5.000 năm trước.
Chúng ta có xu hướng liên tưởng chúng với sự phát triển đô thị, phân và những
thứ chẳng mấy tốt đẹp khác, nhưng loài chim thông minh, được đánh giá cao là
chim bồ câu đưa thư, và bởi vẻ đẹp của chúng.
Chim bồ câu có khoảng 350 giống, với kích thước, hình dáng, màu sắc, kiểu màu sắc, mỏ, cấu trúc xương và sự sắp xếp bộ lông ở chân và đầu khác nhau.
Chim bồ câu là một trong số ít chuỗi gien chim được giải mã tính đến thời điểm hiện nay, cùng với các loài như gà, gà tây, chim sẻ vằn và một giống vẹt đuôi dài phổ biến, điều này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn kỹ hơn về sự tiến hóa của loài chim.
Sử dụng phần mềm được phát triển bởi đồng tác giả nghiên cứu Mark Yandell, giáo sư di truyền học con người của trường Đại học Utah, các nhà khoa học tiết lộ rằng một đột biến duy nhất trong gien có tên EphB2 quyết định sự phát triển của lông đầu và cổ theo hướng đi lên thay vì đi xuống, tạo ra chòm lông mào.
Chim bồ câu có khoảng 350 giống, với kích thước, hình dáng, màu sắc, kiểu màu sắc, mỏ, cấu trúc xương và sự sắp xếp bộ lông ở chân và đầu khác nhau.
Chim bồ câu là một trong số ít chuỗi gien chim được giải mã tính đến thời điểm hiện nay, cùng với các loài như gà, gà tây, chim sẻ vằn và một giống vẹt đuôi dài phổ biến, điều này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn kỹ hơn về sự tiến hóa của loài chim.
Sử dụng phần mềm được phát triển bởi đồng tác giả nghiên cứu Mark Yandell, giáo sư di truyền học con người của trường Đại học Utah, các nhà khoa học tiết lộ rằng một đột biến duy nhất trong gien có tên EphB2 quyết định sự phát triển của lông đầu và cổ theo hướng đi lên thay vì đi xuống, tạo ra chòm lông mào.
Shapiro cho biết: "Gen tương tự ở
người này đã được phát hiện có liên quan đến bệnh Alzheimer cũng như ung thư
tuyến tiền liệt và có thể là ung thư khác".
So sánh bộ gien của chim bồ câu với gà, gà tây và chim sẻ vằn thấy rằng mặc dù qua 100 triệu năm tiến hóa, bộ gien của chúng rất giống nhau.
Nghiên cứu có thêm bằng chứng để kết luận rằng loài chim bồ câu lớn có nguồn gốc ở Trung Đông, và chim bồ câu hoang dã Bắc Mỹ là họ hàng gần của chim bồ câu đua, còn gọi là bồ câu đưa thư.
So sánh bộ gien của chim bồ câu với gà, gà tây và chim sẻ vằn thấy rằng mặc dù qua 100 triệu năm tiến hóa, bộ gien của chúng rất giống nhau.
Nghiên cứu có thêm bằng chứng để kết luận rằng loài chim bồ câu lớn có nguồn gốc ở Trung Đông, và chim bồ câu hoang dã Bắc Mỹ là họ hàng gần của chim bồ câu đua, còn gọi là bồ câu đưa thư.
Nghiên cứu đã thu thập 1,1 tỷ cặp ADN
gốc trong chuỗi gien của chim bồ câu núi, và các nhà nghiên cứu tin rằng có
tổng cộng khoảng 1,3 tỷ, so với 3 tỷ USD trong chuỗi gien của con người. 17.300
gien của chim bồ câu núi so sánh với khoảng 21.000 gien ở người.
Nghiên cứu cũng phát hiện một số giống
chim bồ câu có nguồn gốc ở Ấn Độ. Trong suốt giai đoạn Fertile Crescent, người
dân từ các khu vực như Ấn Độ mua bán hàng hoá và cũng có thể lai giống chim bồ
câu.
Shapiro lưu ý Charles Darwin đã rất chú
ý đến chim bồ câu: "Bây giờ chúng ta có thể tìm được những thay đổi về ADN
chịu trách nhiệm cho một kiểu đa dạng động vật đã hấp dẫn Darwin từ 150 năm trước."
(nguồn: http://www.agroviet.gov.vn)
3. Những mẩu chuyện thú vị
về chim đua.
Câu chuyện về thú chơi chim bồ câu đua tại Việt Nam
hiện nay
Chủ
nhân chim bồ câu đua yêu quý “chiến binh” của mình bởi khả năng nhớ đường tuyệt
vời và sự trung thành hiếm có.
Về
Hải Phòng xem đua chim đưa thư
Vào
những năm 60 của thế kỷ trước, ở Hải Phòng xuất hiện một loài chim có tên “Bắc
thổi”. Đây là những con bồ câu đua từ Trung Quốc bị lạc đàn hoặc gió bão thổi,
đã theo tàu thuyền vào vùng cảng Hải Phòng. Thú nuôi chim bồ câu đua bắt đầu từ
một số gia đình người Hoa sống ở phố Lý Thường Kiệt nhưng họ không muốn truyền
ra ngoài. Nhiều người mê chim đã tìm cách đến chơi rồi lấy trộm trứng mang về
cho bồ câu nhà ấp. Thời gian sau đó, người dân Hải Phòng đã tổ chức nhiều cuộc
đua bồ câu. Và nhiều người đã “nghiện” thú chơi này. Anh Trần Đức Phương trú
tại 11/11/224, phố An Đà, Ngô Quyền, Hải Phòng là một trong số đó. Sau một lần
xem cuộc đua bồ câu trên bầu trời nhà hát thành phố cách đây gần 20 năm, do quá
thích anh đã tiết kiệm tiền ăn sáng để mua chim bồ câu đua về nuôi. Những ngày
đầu, anh bị mất chim liên tục khi thả ra để tập luyện bởi chúng nhớ đường bay
về nhà chủ cũ. Chính bởi thuộc tính này mà thời xưa, bồ câu là loại chim dùng
để đưa thư.
Chơi
bồ câu đua đã giúp anh Phương và bạn bè trong chi hội rèn luyện tính kiên trì
Hiện
tại, anh Phương đang nuôi 120 “chiến binh” bồ câu đua, trong đó có gần 50 chim
bố mẹ. Để biến những chú chim non thành những “chiến binh” thực thụ mất rất
nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Theo anh Phương, chim non được khoảng 10
ngày tuổi sẽ đeo “nhẫn” vào chân để tiện cho việc quản lý số lượng trong đàn.
Việc huấn luyện chim được làm từ tháng đầu tiên sau khi nở. Khi ấy, chim bắt
đầu biết bay và phải học cách xác định chỗ ở, chao liệng vòng tròn. Chúng được
huấn luyện thường xuyên bằng cách thả chim con cùng bố mẹ ra ngoài trời cho bay
ở khoảng cách gần nhà để ngày càng cứng cáp. Sau đó, chim được tách ra cho bay
đơn lẻ. Chim được luyện bay liên tục sẽ rắn chắc và có sức bền hơn.
Cách
tổ chức đua chim rất lạ lùng. Mỗi “chiến binh” sẽ được ban tổ chức (BTC) dán
tem có chứa một dãy số bí mật ở chân, đóng “dấu” vào cánh chim. Một nhóm người
phụ trách mang chim đến điểm tập kết theo chặng đua như Hải Dương, Hà Nội,
Vinh, Đà Nẵng... rồi thả để chim đua bay về “căn cứ” ở Hải Phòng. Khi thấy “con
cưng” về tới nhà, chủ nhân sẽ cào tem lấy dãy số mật mã rồi nhanh tay nhắn tin
về BTC... Căn cứ vào thời gian nhận được tin nhắn, BTC sẽ phân định con chim
đoạt giải.
Những
chú chim bồ câu mang đi “tranh tài” phải có mình củ đậu, ngực nở, cánh hình vỏ
trai, từ đầu xuống mỏ tạo thành hình tam giác và được chăm sóc với chế độ đặc
biệt. Ngoài việc cho chim ăn đầy đủ các loại ngô, vừng, đỗ xanh, khoáng
chất..., chủ chim còn phải vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh cho chim. Thông
thường, anh Phương tắm rửa, kỳ cọ cho “con cưng” mỗi tuần một lần để bộ lông
bông xốp, sạch sẽ. Trước ngày thi, anh cẩn thận cho chúng ăn viên nén đa dinh
dưỡng để tăng thêm thể lực.
Tháng
4 năm ngoái, anh Phương “cử” 2 con chim bồ câu đi tham gia giải đua tuyến Hải
Phòng - Vinh. Lúc 7h30 sáng, BTC thả chim thì tới 11h30 chim đã bay về nhà ở
Hải Phòng. Một con chim bồ câu của anh đã từng 2 lần giành giải nhất trong
chặng đua Hải Phòng - Đà Nẵng.
“Đợi
chim như mong mẹ về chợ”
Hiện
nay trên cả nước có nhiều nhóm chơi chim bồ câu đua với quy mô khác nhau, tuy
nhiên, Chi hội Chim bồ câu đua Hải Phòng mà anh Trần Đức Phương làm chủ nhiệm
là đơn vị đầu tiên được công nhận tư cách pháp nhân và hoạt động chuyên nghiệp.
Với 12 thành viên có gần 600 “chiến binh” bồ câu đua, Chi hội trực thuộc Hội
Sinh vật cảnh (Trung tâm văn hóa TP Hải Phòng) đã ra mắt vào kỷ niệm 57 năm
giải phóng Hải Phòng (13/5) và có màn biểu diễn của gần 150 chú chim bồ câu đua
mãn nhãn du khách về với đất Cảng.
Gần
20 năm đam mê thú chơi này, anh Phương không nhớ nổi bao lần ngồi trên mái nhà
ngóng “con cưng” về đích. Thậm chí có lần anh ngồi chờ suốt 3 giờ đồng hồ giữa
nắng hè chói chang. Đây cũng là chuyện thường tình mà những người chơi chim bồ
câu đua trải qua. Thú chơi chim bồ câu đua không dành cho người thiếu kiên
nhẫn, anh Phương nói. Mỗi lần chim bay về nhà mà vẫn khỏe mạnh thì lòng tôi
thấy vui lắm, cảm giác giống như trẻ con thấy mẹ đi chợ về đó.
Nhìn
cách cho “cục cưng” trong chuồng ăn, thổi còi, kéo cờ gọi chim về của anh
Phương, chúng tôi cảm nhận được sợi dây tình cảm của người nuôi với loài chim
vốn là biểu tượng của hòa bình. Không vì mục đích thương mại, những giải đua
chim bồ câu mà anh Phương và các thành viên chi hội tham gia đang tạo ra một
sân chơi lành mạnh ở đất Cảng.
Những
lời khuyên từ những người có kinh nghiệm chơi chim đua
Cách về đích nước rút cho chim đua
Đối
với các cuộc đua thắng thua chỉ tính bằng giây nên việc về đích nước rút là rất
quan trọng, theo tập tính của con chim khi bay về căn cứ nó phải xác định
phương hướng cửa căn cứ nên nó sẽ đánh vòng lượn xung quanh căn cứ một lúc hoặc
nó sẽ đậu ở nóc nhà hàng xóm để quan sát hướng cửa căn cứ, hoặc nó về tới cửa
căn cứ nhưng còn đang mệt nên nó sẽ đậu lại nghỉ ngơi tí... khoảng thời gian đó
là khoảng thời gian quá phí phạm... Chính về thế những tay nuôi chim đua chuyên
nghiệp trên thế giới họ có nhiều mẹo để về đích nước rút cho con chim đua của
mình. Có người thì dùng vợt để lùa chim vào chuồng, nhưng anh chàng thì khéo
léo hơn, khi thấy con chim của mình về rồi mà bay đậu trên nóc nhà, anh ta thả
con chim mồi ra rồi sóc lọ... để dụ chim xuống... Con chim mồi ở đây sẽ làm
nhiệm vụ dẫn bay, giống như kiểu một máy bay muốn hạ cánh ở một sân bay lạ mà
không liên lạc được với bộ phân điều khiển bay ở sân bay đó thì sẽ có một mãy
bay dẫn đường sẽ hướng dẫn cho hạ cánh đó...
Hành trình kinh ngạc của chú chim bồ câu bay 8000 km vượt Thái Bình Dương
từ Nhật Bản đến Canada .
Con bồ câu dũng cảm này sẽ được nhân giống với hy vọng hậu duệ của nó sẽ trở
thành một trong những tay đua đường dài hạng nhất thế giới.
Chú chim bồ câu này tỏ ra
vô cùng mệt mỏi khi được phát hiện tại căn cứ không quân trên đảo Vancouver , ở vùng cực tây Canada . Chú chim sau đó được mang
đến điều trị tại trung tâm cứu hộ động vật hoang dã (MARS) gần thị trấn Comox , British
Columbia , và đã khỏe mạnh trở lại.
Chú chim bồ câu bay từ Nhật Bản đến Canada đã khỏe trở lại. Ảnh: CBC
News
Ông Reg Westcott thuộc trung tâm
MARS cho biết: ““Chúng tôi cho rằng nó đã cất cánh từ Nhật Bản và bị lạc đường
hoặc bị trúng bão và đi chệch hướng đến tận Canada . Sau đó nó kiệt sức đậu lại
và ngủ nhờ các tàu chở hàng trên đường đi”.
Thông
thường một con chim bồ câu bay tối đa được 650 km nhưng chú chim này đã lập kỳ
tích với chặng đường bay đến 8.000 km.
Ông
Reg Westcott nói phía cứu hộ đã cố liên lạc với chủ con bồ câu tận bên Nhật Bản
thông qua số điện thoại ghi trên thẻ thông tin buộc ở chân nó. Tuy nhiên, ông
này không muốn trả tiền để chuyển con vật quay về nước bằng máy bay thương mại.
Nghe
tin, Tổ chức Bồ câu Đua địa phương đã đề nghị nuôi và ghép đôi nó với một số
chim mái với hy vọng hậu duệ của chúng sẽ là những tay đua cự phách. “Tôi chắc
chắn rằng thế hệ con cháu của nó sẽ là những tay đua đường dài” - ông Westcott
đùa.
Trong
17 năm làm công việc giải cứu động vật hoang dã, ông Westcott chỉ mới thấy 1
con bồ câu khác bay qua Thái Bình Dương trong chuyến đi kéo dài 2 hoặc 3 tuần.
Con bồ câu này đã đáp xuống một chiếc tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Canada vào lúc
cao điểm của đại dịch cúm gia cầm. May mắn là chú chim thoát khỏi số phận bị
tiêu hủy như hàng triệu đồng loại và được chủ nhân trả phí để đưa về Nhật Bản.
Ông
Westcott còn cho biết thêm ông cũng đã từng chăm sóc cho một con bồ câu Pelican nâu
bay lạc và một con chim chìa vôi Citrine (loài chim hót màu vàng chanh) từ châu
Á. Người yêu chim từ khắp nơi tại Mỹ và Canada đã đổ xô đến đảo Vancouver để
ngắm con chim chìa vôi hiếm hoi vào thời điểm đó.
Vào
năm 2006 cũng có một trường hợp một chú chim bồ câu đưa thư bị lạc và được tìm
thấy cách điểm xuất phát 8000 km. Đó là chú chim bồ câu có tên Judy bị lạc
trong một cuộc đua chim dài 1000 km từ Bourges (miền bắc nước Pháp) tới
Northumberland, và được tìm thấy trên hòn đảo St Eustatius thuộc vùng Caribe.
Chủ nhân của Judy ông John Stewart 69 tuổi đã vô cùng bất ngờ và đoán rằng chú
chim của mình đã phải quá giang trên một con tàu.
(nguồn:Theo Fox News, CBC
News, AFP, The Sun).
Con chim bồ câu đắt nhất thế giới
Doanh
nhân Trung Quốc chi 310.000 euro, tương đương 8 tỷ đồng, để mua một con chim bồ
câu đua.
Bolt,
tên của con chim bồ câu, là một trong những món hàng mà Pipa, một công ty đấu
giá chim bồ câu trên mạng, rao bán. Người giành được quyền mua nó là một doanh
nhân Trung Quốc. Người này chi 310.000 euro (hơn 8 tỷ đồng). Với mức giá ấy,
Bolt trở thành chim bồ câu đắt nhất thế giới từ trước tới nay.
"Một
bức tranh của Picasso đáng giá hơn nhiều so với tác phẩm của một họa sĩ vô
danh. Điều tương tự cũng đúng với chim bồ câu", Nikolaas Gyselbrecht,
người điều hành trang web của Pipa, tuyên bố với Reuters.
Leo
Heremans, một người huấn luyện chim tại Bỉ, là người yêu cầu công ty Pipa bán
con chim bồ câu. Theo ông, Bolt có khả năng bay nhanh "như tia chớp"
nên nó hay giành thắng lợi trong các cuộc đua. Vì thế ông gọi nó theo tên của
Usain Bolt, vận động viên điền kinh lừng danh người Jamaica vừa đoạt huy chương vàng
Olympic và là người chạy nhanh nhất hành tinh hiện nay.
Ngoài
Bolt, ông Leo còn bán hết bộ sưu tập chim bồ câu của ông (gồm 530 con). Tổng
giá trị của chúng là 4,3 triệu euro - một kỷ lục mới. Kỷ lục cũ về đấu giá bộ
sưu tập chim bồ câu xuất hiện năm ngoái và chỉ bằng gần một nửa so với khoản
tiền mà Leo thu về.
Gyselbrecht
dự đoán doanh nhân Trung Quốc mua Bold để tạo ra những con bồ câu đua mới. 9
trong số 10 con chim đắt nhất trên trang web của Pipa cũng thuộc về những người
tới từ Trung Quốc đại lục hoặc đảo Đài Loan.
(nguồn:Vnexpress.net).
Chương 2: Kỹ thuật nuôi chim Bồ
câu đua
I.Các
khái niệm cơ bản.
Một số thuật ngữ của dân
nuôi chim đua:
-
Căn cứ (loft): chuồng nuôi chim bồ câu đua.
Hình 1.1: Tổng thể 1 căn cứ.
-
Chiến binh: Chim bồ câu đua.
-
Tư lệnh: người nuôi chim đua.
-
Kiềng (vòng): Vòng đeo vào chân chim khi 7 ngày tuổi, bằng nhôm hoặc nhựa. Có 2
loại:
Hình 1.2: Kiềng
+
Kiềng danh định: có tên căn cứ, số điện thoại của “Tư lệnh”, số thứ tự của con
chim (thường trong 1 năm).
+
Kiềng hội: có mã số do Hội chơi chim đua phát hành.
-
Cửa tự động (cửa 1 chiều): chỉ cho chim vào chứ không ra được.
Hình 1.3: Cửa tự động
II.
Chuồng trại, phụ kiện.
Trước
tiên bạn phải có một kế hoạch xây dựng chuồng, bạn phải quyết định sẽ phát
triển tối đa bao nhiêu con chim (mỗi con chim bồ câu cần 0,8m3 không khí).
Chuồng nên được chia thành ba khoang: một cho những con chim bồ câu giống, một
cho chim bồ câu hậu bị để đua và một cho những chú chim đang tập huấn để tham
gia giải đua.
Chuồng
tốt nhất được quay mặt trước về phía nam nơi nắng có thể chiếu sâu vào trong
chuồng, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Đặc biệt các căn cứ
thường được làm trên sân thượng phải lưu ý đến vấn đề chống nóng vào mùa hè.
Sàn
chuồng có thể làm bằng xi măng hoặc để đảm bảo vệ sinh cách ly đáy chuồng bằng
lưới kim loại hoặc nan gỗ.
Các
vách chắn nên làm bằng khung căng lưới, với khí hậu miền bắc Việt Nam nên bịt
kín 3 mặt và 1 mặt chính căng lưới các mắt lưới mắt cáo để ngăn chặn các động
vật gặm nhấm hoặc chim tự nhiên.
Chuồng
phải có một cửa để Tư lệnh chăm sóc cho các chiến binh và một để cho các chiến
binh bay ra ngoài. Cửa ra vào cho chim bồ câu nên có lưới thoáng để các chiến
binh trẻ dễ định vị căn cứ trong lần đầu tiên bay ra ngoài.
Các
vách ngăn cho các gian được chia sử dụng gỗ hoặc lưới thép.Trong loft
bạn phải dựng kệ đậu, khu ghép, sinh sản và nuôi dưỡng chim non.
Các máng nước cho chim uống phải duy trì đầy đủ hàng ngày và được
vệ sinh thường xuyên. Máng uống và máng ăn phải thiết kế để chim không ị vào
được.
Máng thức ăn.
Mỗi
ngăn chuồng phải có ít nhất trên 1 máng thức ăn.
Hình 2.1: Máng ăn tập thể
Khay
tắm
Có
thể dung chậu hoặc xây bể để chim bồ câu tắm. Một khay tắm sâu khoảng dưới 15
cm. Khay tắm phải luôn luôn sạch sẽ, nước tắm nên pha thêm muối. Muối có tác
dụng diệt khuẩn, ngăn cản sự phát triển của các loại ký sinh trùng trên mình
chim. Chim bồ câu hay uống nước trước khi tắm. Vào mùa hè cho chim tắm
ít nhất 1 tuần/1 lần.
Ổ
đẻ.
Hình 2.2: Ổ đẻ
Các
ổ đẻ có kích thước khoảng 22 cm. Ổ phải được thiết kế để không lật đổ khi chim
bồ câu đứng trên cạnh . Chim bồ câu sẽ tha lông cánh rụng, rơm rác để tạo tổ. Ổ
đẻ có thể được làm bằng gỗ, nhựa hoặc đất sét nung. Hiện nay có loại ổ đẻ bằng
nhựa do Trung Quốc sản xuất sử dụng rất tiện lợi.
Kệ
đậu.
Là
chỗ để chim đậu, thường có hình dạng chữ V ngược, mỗi cạnh khoảng 25cm . Các kệ
đậu có thể được cài đặt trên một trong những bức vách của chuồng. Số lượng phụ
thuộc vào số lượng của chim bồ câu, nên lắp nhiều hơn số lượng chim. Phân rơi
vào hai cạnh của chữ V, sau đó trượt xuống sàn nhà, mục đích để con đậu bên
trên không ị xuống con đậu dưới, giữ cho chim bồ câu sạch sẽ và khỏe mạnh.
Hình 2.3: Kệ đậu chữ V
III.
Tuyển chọn và huấn luyện “Chiến binh”.
Theo
phương pháp của anh Hoàng Hùng, một bậc lão làng trong giới chơi chim bồ câu
câu đua của Hải Phòng.
1.
Tuyển chọn dòng giống:
-
Chim bố mẹ có dòng giống nhiều đời có khả năng bay tốt.
-
Chim bố mẹ có tính độc lập bay đơn cao.
-
Chim bố mẹ có tính định hướng ổn định.
-
Chim bố mẹ bay được trong điều kiện thời tiết mà những tay đua bình thường khác
không bay được.
-
Chim bố mẹ trong thời kỳ sinh sản phải sung mãn.
Hình 3.1: chim đua
2.
Chim non:
-
Chim non khi nở ra được chim bố mẹ hoặc chim vú nuôi có nhiều sữa , ủ ấm &
chăm con tốt [chú ý : Chuyển trứng cho vú nuôi không chênh lệch quá 2 ngày].
-
Chim non sau 25 ngày tuổi cho xuống chuồng, hòa nhập bầy đàn xấp xỉ cùng trang
nứa [tránh để chim lớn ăn hiếp].
-
Chim non sau 30 ngày tuổi [lông âu trong đã khô] thích hòa nhập bầy đàn để bay
lượn, tránh xua đuổi, tránh nơi có mèo chuột làm cho chim hoảng loạn.
-
Chim non sau 40 ngày tuổi nên khuyến khích cho chúng bay lượn. Chim non vào tầm
tuổi này thì lông bay, lông âu tạm thời ổn định cần kiểm tra để thải loại những
con bị lỗi về lông như: lông bay & lông âu bị sun, bị xoăn, thân lông bay
không cân đối, xương lườn bị cong vênh, bị vặn, mảng lườn 2 bên không cân xứng
[không bằng nhau], mỏ không bị vặn vẹo, không dài hoặc ngắn quá làm ảnh hưởng
khi mổ thức ăn, trong thời kỳ là chim non phải không ốm đau, bệnh tật ... nói
chung là lỗi kỹ thuật …đều loại bỏ.
3. Giai đoạn tập huấn [Từ 3,5 tháng …8 tháng
tuổi được gọi là chim bánh tẻ]
Có
những thể loại tập huấn:
-
Tập huấn cầm cờ.
-
Tập huấn thả đàn.
-
Tập huấn thả nhóm.
-
Tập huấn dần dần đều
-
Tập huấn gấp thếp.
- Tập huấn không cầm
cờ:
-
Tập huấn thả đàn.
-
Tập huấn thả nhóm.
-
Tập huấn dần đều.
-
Tập huấn gấp thếp.
3.1 Tập huấn cầm cờ: là thể loại tập huấn có những chiến
binh dẫn đường.Trong tập huấn phần 1/ này đều có chiến binh dẫn đường.
3.2
Tập huấn thả đàn: Khi thả đàn có một hoặc nhiều chiến binh dẫn đường. Mỗi ngày
thả + 1 ngày nghỉ + thêm 20 km so với lần trước . Đến 200 km [thả 2 lần ở mốc
này] thì dừng lại ở mốc đó. Cho các chiến binh nghỉ dưỡng sức 1 tuần rồi đi sát
hạch 150 km thả đơn.
3.3
Tập huấn thả nhóm: Ta chia thành những nhóm nhỏ có từ 2 … 4 con , trong đó có 1
chiến binh. Mỗi ngày thả + 1 ngày nghỉ + thêm 20 km so với lần trước. Đến 200
km [thả 2 lần ở mốc này] thì dừng lại ở mốc đó. Cho các chiến binh nghỉ dưỡng
sức 1 tuần rồi đi sát hạch 150 km thả đơn.
3.4
Tập huấn dần đều: Cứ 1 ngày thả + 1 ngày nghỉ, mỗi lần thả ta nâng lên 5 hoặc
10 km. Đến 200 km [thả 2 lần ở mốc này] thì dừng lại ở mốc đó. Cho các chiến
binh nghỉ dưỡng sức 1 tuần rồi đi sát hạch 150 km thả đơn.
3.5
Tập huấn gấp thếp: Là thể loại tập huấn cứ 1 ngày thả + 1 ngày nghỉ, mỗi lần
thả ta nâng lên gấp 1,5 đến gấp đôi đoạn đường lần trước, đến 200 km [thả 2 lần
ở mốc này] thì dừng lại ở mốc đó. Cho các chiến binh nghỉ dưỡng sức 1 tuần rồi
đi sát hạch 150 km thả đơn.
3.6 Tập huấn không cầm cờ: Cũng như tập huấn ở phần trên
nhưng khác ở chỗ là không có chiến binh dẫn đường trong suốt đợt tập huấn. Phần
này thì hơi khắc nghiệt.
Chú ý :
-
Khi tập huấn phải lưu ý đến dinh dưỡng & sức khỏe của những tay đua để điều
chỉnh tập huấn sao cho phù hợp với thể lực.
- Khi tập huấn phải lưu ý
đến những tay đua tân binh bị thiếu hụt 4 lông cánh của cả 2 bên cánh [bởi
những tay đua đang trong thời kỳ thay lông].
IV.
Thức ăn cho chim bồ câu đua.
Về cơ bản, nhu cầu dinh dưỡng của
chim bồ câu đua cũng như các loại chim bồ câu khác như đã nêu ở phần trên. Tuy
nhiên, đây là loại chim dùng để đua đường trường và tốc độ cho nên chế độ ăn
cũng đặc biệt hơn.
Thường
được chộn hỗn hợp gạo nứt, ngô, đỗ tương (rang chín), đỗ xanh, đỗ đen và một số
loại hạt khác. Tùy theo kinh nghiệm và cách nuôi dưỡng cùa người chơi mà tỷ lệ
các thành phần hạt cũng như chế độ ăn khác nhau nhưng mục tiêu là chim để chuẩn
tham gia giải đua không gầy cũng không béo, cơ bắp của chim phải săn, chắc.
Trước khi đua thường cho uống thêm các khoáng chất, vitamin, viên nén đa dinh
dưỡng…
Hình 3.2: Hỗn hợp thức ăn cho chim bồ câu đua
Lời
kết:
Cách
thức lựa chọn giống, tập huấn, chế độ ăn cho từng thời kỳ huấn luyện là bí quyết
riêng của các Căn cứ. Do đó, các bạn nếu có niềm đam mê nuôi chim bồ câu đua
phải tự tìm hiểu bằng nhiều cách khác nhau và phải đóng học phí cho các tìm
tòi, nghiên cứu của mình. Ban đầu, chim đua của các bạn sẽ như chim phóng sinh,
một đi không trở lại. Nhưng sau khi thả rất nhiều chim phóng sinh, có một vài
con trở về với bạn sau khi vượt quãng đường chỉ vài chục hoặc có khi đến vài
trăm cây số và khi đó cảm giác thật khó tả. Bạn cứ thử đi, rồi sẽ
thích ngay mà…
http://bocaugiaphu.blogspot.com Sưu
tầm và biên soạn
Goyang Casino: All you need to know - Goyang Cápên
Trả lờiXóaGoyang 위닉스사이트 Casino 폴 댄스 도끼 - 2021. Find 여수 휴게텔 your preferred casino in Goyang 유로 스타 사이트 Cápên, Goyang 축구 토토 Cápên, Goyang Cápên, Goyang Cápên, Goyang Cápên.