Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể.
+ Kháng nguyên: là 1 chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể, có thể là (Protein, hóa chất, chất lạ, mầm bệnh...) gây mẫn cảm hay gây bịnh cho cơ thể đó là Kháng nguyên... mà cái ta cần nói đến là Vaccine. Vậy Vaccine là một dạng thuộc về Kháng nguyên.
Vậy Vaccine là một dạng Kháng nguyên
+ Kháng thể: Là chất mà cơ thể sản sinh ra chống lại một vật lạ, khi vật lạ đó xâm nhập vào cơ thể. Ta gọi chất đó là Kháng thể
_ Vậy Kháng thể sinh ra để tiêu diệt vật lạ xâm nhập vào cơ thể, trong đó có Vaccine.
* Cơ chế giữa Kháng nguyên và Kháng thể là đối lập nhau hoàn toàn, nếu có cái này thì không có cái kia hoặc là không có cả hai.
(Không có cả 2, ý là cơ thể không có Kháng thể đặc hiệu & Kháng nguyên đặc hiệu).
* Kháng thể đặc hiệu của loại nào thì tiêu diệt được Kháng nguyên của loại đó .
_ Vậy Kháng thể đặc hiệu là gì: là chất mà cơ thể sinh ra cao nhất để đáp ứng miễn dịch về 1 bịnh nào đó.
_ Muốn có Kháng thể đặc hiệu nào đó, thì ta dùng Vaccine (Kháng nguyên) chủng vào cơ thể để sản sinh ra Kháng thể đặc hiệu.
_ Thời gian để sản sinh ra Kháng thể đặc hiệu là 3 tuần đến không quá 4 tuần.
*Khi cơ thể đã có Kháng thể đặc hiệu của một bịnh nào đó thì sẽ đáp ứng miễn dịch của bịnh đó, thời gian không quá 6 tháng.
* Sau 6 tháng thì Kháng thể đặc hiệu không còn đáp ứng miễn dịch nữa...mà tính đặc hiệu cao nhất là tháng đầu tiên đến tháng thư 4 và yếu dần đến tháng thứ 6.
* Ứng dụng cơ chế KN-KT:
_ Kiểm tra trong huyết thanh để xác định việc chủng ngừa có tạo được Kháng thể đặc hiệu của 1 loại Vaccin nào đó đã chủng.
_ Kiểm tra huyết thanh để nhận biết con vật chứa mầm bịnh nào ( chứa Kháng nguyên gây bịnh), trong việc chẩn đoán bịnh để lập Kháng sinh đồ.
_ Đưa kháng nguyên (Vaccine) vào cơ thể để xác định cơ thể động vật có mắc bịnh đó không (chỉ cần 1 vài cá thể để chẩn đoán toàn đàn...)
** NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC BẠN BỊ NHẦM:
+ Thời gian Kháng thể đặc hiệu của 1 bịnh nào đó vẫn còn, mà các bạn chủng tiếp Vaccin của bịnh đó nữa là vô ích mà tai hại vô cùng là cơ chế bị triệt tiêu giữa KN & KT nên cơ thể không sản sinh ra kháng thể đặc hiệu...!
Ví dụ: chủng ngừa Vaccine dịch tả gà lần 1 cách lần 2 là 40 ngày, 2 tháng, 3 tháng 4 tháng..! Chúng triệt tiêu nhau.
Tôi nghe rất nhiều bạn nói rằng ta chủng nhắc nhở liên tục như vậy để nâng cao sức đề kháng (Kháng thể) là sự nhầm lẫm tai hại vô cùng..!
_ Nếu muốn chủng 1 Vaccine nào đó theo cách nhắc nhở để nâng cao Kháng thể thì giữa 2 lần không nên quá 21 ngày, nếu muộn nhất không quá 30 ngày.
+ Vì kháng thể sản sinh ra cao nhất là ở ngày 21 đến dưới 30 ngày. Nếu sau 30 ngày còn tái chủng cùng 1 loại Vaccin là cơ chế chúng diệt nhau...!
* Do vậy hiện nay ở gà có KTG (kháng thể gà) để trung hòa và tiêu diệt 2 Virus không có thuốc chữa đó là Newcastle và Gumboro.
Nếu ACE nào thấy gà có biểu hiện 2 bịnh trên thì ta nên dùng KTG để trung hòa và tiêu diệt mầm bịnh rất hiệu quả.
Chỉ có 2 bịnh đó thôi, còn những bịnh khác thuộc Vi trùng thì dùng Kháng sinh để điều trị, dùng Kháng thể là không có hiệu quả cao.
* Cách chủng ngừa Vaccin đạt hiệu quả
Khi Kháng nguyên & Kháng thể có cơ chế đối lập nhau
Muốn chủng ngừa Vaccine đạt hiệu quả ta cần lưu ý những vấn đề sau:
_ Chọn mua vaccine phù hợp cho từng động vật muốn phòng bịnh theo từng loài. Ví dụ: như gà thả vườn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì chọn Vaccin "dịch tả chịu nhiệt" 1 lọ có liều lẻ từ 20 đến 25 con là phù hợp, và cũng phù hợp cho gà thả vườn...tốt hơn dùng loại vaccine của gà công nghiệp loại liều từ 100 con trở lên, vì nó vừa phí cũng như không phù hợp với loài...
_ Chọn nhà xản xuất Vaccine có uy tín
_ Bảo quản Vaccine tốt: từ nơi bán đến lúc chủng ngừa...
_ Khi đem hòa với nước môi trường của vaccine nhớ để nhiệt độ của lọ Vaccin gần bằng với nhiệt độ môi trường là 28 đến 30 độ C tránh ánh sáng chiếu thẳng vào lọ, việc làm này là tránh "sốc" cho vaccin cũng như vật nuôi, vì thân nhiệt của vật nuôi là từ 38 đến 41 độ C.
_ Khi hòa xong cho phép chủng ngừa trông 2h, không được để lâu Vaccin sẽ mất tác dụng.
_ Dụng cụ chủng ngùa phải vô trùng:
+ Chỉ được phép hấp nhiệt hoặc luộc ở nhiệt độ cao (nước sôi hay nồi áp suất)
+ Không dùng hóa chất hay cồn để sát trùng dụng cụ. (chết Vaccin).
_ Nếu chủng bằng đường tiêm chích thì đâm kim 1 góc < 30 độ C (dưới da) vì tất cả mao mạch và dây thần kinh ngoại biên tập hợp nhiều ở dưới da...
_ Nếu chủng qua niêm mạc: như cho uống hay nhỏ mắt thì cần phải quan sát kĩ để liều cho vừa đủ từng con (nhiều lúc làm với số lượng lớn không chuẩn).
* Trên đây là những nguyên tắc cơ bản chắc ai cũng nắm rõ.
** Những điều dễ mắc phải sai lầm khi chủng Vaccine không tạo được miễn dịch (tạo được Kháng thể đặc hiệu)
Ta nên nhớ 1 điều là Kháng sinh đối lập với Vaccin, nếu trong cơ thể của động vật còn tồn dư Kháng sinh thì việc chủng ngừa Vaccin xem như là vô nghĩa..! (không có hiệu quả), Vì Vaccin là Vi trùng là Virus nhược độc khi gặp phải Kháng sinh là bị Kháng sinh tiêu diệt ngay..! Nên việc chủng ngừa xem như vô hiệu..!
_ Nên trước 5 ngay và sau 2 tuần khi chủng Vaccine cơ thể của động vật không được dùng 1 loại Kháng sinh nào cả (cơ thể sạch), nhiều bà con chúng ta nhầm chỗ này mà khi chủng Vaccin không tạo được miễm dịch.
** Kết luận:_ Trước khi chủng Vaccin cơ thể động vật phải khỏe mạnh (không dùng kháng sinh dạng bột trộn vào thức ăn hay tiêm chích Kháng sinh ít nhất là 3 ngày.
_ Sau khi chủng ngừa cơ thể con vật có biểu hiện Stress cũng không nên dùng Kháng sinh để điều trị chỉ dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng, ngoại trừ những con có biểu hiên bịnh thì tách riêng ra để điều trị cá thể, tránh trường hợp trộn Kháng sinh cho cả đàn ăn, Kháng sinh sẽ diệt Vaccine.
_ Để tạo ra kháng thể tốt đáp ứng được miễn dịch thì ít nhất trong 2 tuần ta không dùng Kháng sinh.
_ Một loại Vaccin nào đó được chủng nhắc nhở thì lần 1 và lần 2 không quá 21 ngày.
_ Không được chủng ngừa Vaccin trùng lập của 1 loại khi chưa quá 5 tháng.
Nên việc chủng ngừa Vaccin kép là 1 việc nên làm để đỡ tốn thời gian và có độ bảo hộ cao, vì Kháng thể chồng Kháng thể.
Nguồn: agriviet.com
Tác giả: Nguyễn Ngọc Chí.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Góc thư giãn
Truyện vui sưu tầm: Làm ơn! Trước tiệm thuốc tây có một hàng dài người đang xếp hàng chờ đến lượt. Bỗng một chàng trai từ phía sau vừa c...
-
CẨM NANG NUÔI CHIM BỒ CÂU Lời mở đầu Xuất phát từ niềm đam mê nuôi chim bồ câu, Tôi sưu tầm và biên soạn cuốn cẩm nang này với...
-
Truyện vui sưu tầm: Làm ơn! Trước tiệm thuốc tây có một hàng dài người đang xếp hàng chờ đến lượt. Bỗng một chàng trai từ phía sau vừa c...
-
1. Bán bồ câu xòe nhật: Chim đẹp, ngực ưỡn, lông chân dài. - 1 tháng tuổi: 250.000đ/cặp. - 2 tháng tuổi: 300.000đ/cặp. - Chim đẻ: 500.000...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét