Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể.
+ Kháng nguyên: là 1 chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể, có thể là (Protein, hóa chất, chất lạ, mầm bệnh...) gây mẫn cảm hay gây bịnh cho cơ thể đó là Kháng nguyên... mà cái ta cần nói đến là Vaccine. Vậy Vaccine là một dạng thuộc về Kháng nguyên.
Vậy Vaccine là một dạng Kháng nguyên
+ Kháng thể: Là chất mà cơ thể sản sinh ra chống lại một vật lạ, khi vật lạ đó xâm nhập vào cơ thể. Ta gọi chất đó là Kháng thể
_ Vậy Kháng thể sinh ra để tiêu diệt vật lạ xâm nhập vào cơ thể, trong đó có Vaccine.
* Cơ chế giữa Kháng nguyên và Kháng thể là đối lập nhau hoàn toàn, nếu có cái này thì không có cái kia hoặc là không có cả hai.
(Không có cả 2, ý là cơ thể không có Kháng thể đặc hiệu & Kháng nguyên đặc hiệu).
* Kháng thể đặc hiệu của loại nào thì tiêu diệt được Kháng nguyên của loại đó .
_ Vậy Kháng thể đặc hiệu là gì: là chất mà cơ thể sinh ra cao nhất để đáp ứng miễn dịch về 1 bịnh nào đó.
_ Muốn có Kháng thể đặc hiệu nào đó, thì ta dùng Vaccine (Kháng nguyên) chủng vào cơ thể để sản sinh ra Kháng thể đặc hiệu.
_ Thời gian để sản sinh ra Kháng thể đặc hiệu là 3 tuần đến không quá 4 tuần.
*Khi cơ thể đã có Kháng thể đặc hiệu của một bịnh nào đó thì sẽ đáp ứng miễn dịch của bịnh đó, thời gian không quá 6 tháng.
* Sau 6 tháng thì Kháng thể đặc hiệu không còn đáp ứng miễn dịch nữa...mà tính đặc hiệu cao nhất là tháng đầu tiên đến tháng thư 4 và yếu dần đến tháng thứ 6.
* Ứng dụng cơ chế KN-KT:
_ Kiểm tra trong huyết thanh để xác định việc chủng ngừa có tạo được Kháng thể đặc hiệu của 1 loại Vaccin nào đó đã chủng.
_ Kiểm tra huyết thanh để nhận biết con vật chứa mầm bịnh nào ( chứa Kháng nguyên gây bịnh), trong việc chẩn đoán bịnh để lập Kháng sinh đồ.
_ Đưa kháng nguyên (Vaccine) vào cơ thể để xác định cơ thể động vật có mắc bịnh đó không (chỉ cần 1 vài cá thể để chẩn đoán toàn đàn...)
** NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC BẠN BỊ NHẦM:
+ Thời gian Kháng thể đặc hiệu của 1 bịnh nào đó vẫn còn, mà các bạn chủng tiếp Vaccin của bịnh đó nữa là vô ích mà tai hại vô cùng là cơ chế bị triệt tiêu giữa KN & KT nên cơ thể không sản sinh ra kháng thể đặc hiệu...!
Ví dụ: chủng ngừa Vaccine dịch tả gà lần 1 cách lần 2 là 40 ngày, 2 tháng, 3 tháng 4 tháng..! Chúng triệt tiêu nhau.
Tôi nghe rất nhiều bạn nói rằng ta chủng nhắc nhở liên tục như vậy để nâng cao sức đề kháng (Kháng thể) là sự nhầm lẫm tai hại vô cùng..!
_ Nếu muốn chủng 1 Vaccine nào đó theo cách nhắc nhở để nâng cao Kháng thể thì giữa 2 lần không nên quá 21 ngày, nếu muộn nhất không quá 30 ngày.
+ Vì kháng thể sản sinh ra cao nhất là ở ngày 21 đến dưới 30 ngày. Nếu sau 30 ngày còn tái chủng cùng 1 loại Vaccin là cơ chế chúng diệt nhau...!
* Do vậy hiện nay ở gà có KTG (kháng thể gà) để trung hòa và tiêu diệt 2 Virus không có thuốc chữa đó là Newcastle và Gumboro.
Nếu ACE nào thấy gà có biểu hiện 2 bịnh trên thì ta nên dùng KTG để trung hòa và tiêu diệt mầm bịnh rất hiệu quả.
Chỉ có 2 bịnh đó thôi, còn những bịnh khác thuộc Vi trùng thì dùng Kháng sinh để điều trị, dùng Kháng thể là không có hiệu quả cao.
* Cách chủng ngừa Vaccin đạt hiệu quả
Khi Kháng nguyên & Kháng thể có cơ chế đối lập nhau
Muốn chủng ngừa Vaccine đạt hiệu quả ta cần lưu ý những vấn đề sau:
_ Chọn mua vaccine phù hợp cho từng động vật muốn phòng bịnh theo từng loài. Ví dụ: như gà thả vườn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì chọn Vaccin "dịch tả chịu nhiệt" 1 lọ có liều lẻ từ 20 đến 25 con là phù hợp, và cũng phù hợp cho gà thả vườn...tốt hơn dùng loại vaccine của gà công nghiệp loại liều từ 100 con trở lên, vì nó vừa phí cũng như không phù hợp với loài...
_ Chọn nhà xản xuất Vaccine có uy tín
_ Bảo quản Vaccine tốt: từ nơi bán đến lúc chủng ngừa...
_ Khi đem hòa với nước môi trường của vaccine nhớ để nhiệt độ của lọ Vaccin gần bằng với nhiệt độ môi trường là 28 đến 30 độ C tránh ánh sáng chiếu thẳng vào lọ, việc làm này là tránh "sốc" cho vaccin cũng như vật nuôi, vì thân nhiệt của vật nuôi là từ 38 đến 41 độ C.
_ Khi hòa xong cho phép chủng ngừa trông 2h, không được để lâu Vaccin sẽ mất tác dụng.
_ Dụng cụ chủng ngùa phải vô trùng:
+ Chỉ được phép hấp nhiệt hoặc luộc ở nhiệt độ cao (nước sôi hay nồi áp suất)
+ Không dùng hóa chất hay cồn để sát trùng dụng cụ. (chết Vaccin).
_ Nếu chủng bằng đường tiêm chích thì đâm kim 1 góc < 30 độ C (dưới da) vì tất cả mao mạch và dây thần kinh ngoại biên tập hợp nhiều ở dưới da...
_ Nếu chủng qua niêm mạc: như cho uống hay nhỏ mắt thì cần phải quan sát kĩ để liều cho vừa đủ từng con (nhiều lúc làm với số lượng lớn không chuẩn).
* Trên đây là những nguyên tắc cơ bản chắc ai cũng nắm rõ.
** Những điều dễ mắc phải sai lầm khi chủng Vaccine không tạo được miễn dịch (tạo được Kháng thể đặc hiệu)
Ta nên nhớ 1 điều là Kháng sinh đối lập với Vaccin, nếu trong cơ thể của động vật còn tồn dư Kháng sinh thì việc chủng ngừa Vaccin xem như là vô nghĩa..! (không có hiệu quả), Vì Vaccin là Vi trùng là Virus nhược độc khi gặp phải Kháng sinh là bị Kháng sinh tiêu diệt ngay..! Nên việc chủng ngừa xem như vô hiệu..!
_ Nên trước 5 ngay và sau 2 tuần khi chủng Vaccine cơ thể của động vật không được dùng 1 loại Kháng sinh nào cả (cơ thể sạch), nhiều bà con chúng ta nhầm chỗ này mà khi chủng Vaccin không tạo được miễm dịch.
** Kết luận:_ Trước khi chủng Vaccin cơ thể động vật phải khỏe mạnh (không dùng kháng sinh dạng bột trộn vào thức ăn hay tiêm chích Kháng sinh ít nhất là 3 ngày.
_ Sau khi chủng ngừa cơ thể con vật có biểu hiện Stress cũng không nên dùng Kháng sinh để điều trị chỉ dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng, ngoại trừ những con có biểu hiên bịnh thì tách riêng ra để điều trị cá thể, tránh trường hợp trộn Kháng sinh cho cả đàn ăn, Kháng sinh sẽ diệt Vaccine.
_ Để tạo ra kháng thể tốt đáp ứng được miễn dịch thì ít nhất trong 2 tuần ta không dùng Kháng sinh.
_ Một loại Vaccin nào đó được chủng nhắc nhở thì lần 1 và lần 2 không quá 21 ngày.
_ Không được chủng ngừa Vaccin trùng lập của 1 loại khi chưa quá 5 tháng.
Nên việc chủng ngừa Vaccin kép là 1 việc nên làm để đỡ tốn thời gian và có độ bảo hộ cao, vì Kháng thể chồng Kháng thể.
Nguồn: agriviet.com
Tác giả: Nguyễn Ngọc Chí.
Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013
Suy ngẫm
Lừa và ngựa được nuôi chung một chuồng. Mỗi ngày, cả hai đều được cho ăn cỏ và thay phiên nhau kéo chiếc cối xay thóc cho chủ. Chúng cảm thấy cuộc sống của mình thật an toàn và đầy đủ nên cứ thế làm việc thật cần mẫn.
Một ngày kia, có một tay cao bồi xuất hiện và hỏi: “Trong hai ngươi, ai muốn theo ta đi thám hiểm thế giới. Ta không hứa hẹn một cuộc sống no đủ như ở đây. Nhưng ta hứa hẹn một cuộc sống đầy thú vị vì được làm chủ chính mình.”
Con Lừa liền kêu lên: “Ôi, tôi không đi đâu. Dại gì mà đánh đổi cuộc sống an toàn và ổn định này, để lấy một tương lai không biết trước chứ. Tôi không có ngu đâu nhé."
Con Ngựa thì rất háo hức trả lời: “Tôi! Tôi! Tôi muốn đi và muốn khám phá. Tôi chán cuộc sống gò bó và tẻ nhạt này lắm rồi.” Nói xong, nó theo người cao bồi.
Một ngày nọ, khi đã già, con lừa gặp lại con ngựa khi ngựa quay lại cái chuồng nhỏ. Mừng rỡ, con lừa reo lên:
- A, anh ngựa, anh đã về đấy ư. Lâu quá rồi nhỉ, chúng ta đã già cả rồi.
- Chúng ta già hết cả rồi. Tôi cũng đã mệt mỏi nên không muốn phiêu lưu nữa nên quyết định về thăm anh. Cuộc sống anh thế nào rồi? – Ngựa hỏi
- Vẫn vậy thôi. Nhưng tôi già rồi, nên cũng không làm được nhiều nữa. Những chuyến phiêu lưu của anh như thế nào?
- Ồ, nó thật thú vị. Tôi đã được đi đến những miền đất lạ. Tôi đã băng qua những vùng chiến sự và những miền thiên tai hoành hành,nơi nắng cháy và khô cằn, có lúc tưởng đã chết. Nhưng sau những cố gắng, tôi cũng được nếm trải sự hạnh phúc khi được tự do chạy trên cánh đồng cỏ và được học hỏi những điều kì lạ. – Ngựa kể với một niềm tự hào.
Lừa ngồi nghe mà không ngớt xuýt xoa"
- Anh thật dũng cảm. Anh đã chấp nhận thử thách và đã được thưởng xứng đáng. Anh đã đổi khác rất nhiều và rất ngưỡng mộ anh. Chả bù với cuộc sống chán ngắt này của tôi. Nhưng nếu được chọn lại, tôi vẫn chẳng dám chọn con đường của anh đâu. Nội chỉ nghĩ đến quãng đường vạn dằm mà anh đã đi qua thôi, đôi chân tôi đã rụng rời, chưa kể đến những gian truân, cực nhọc …
Ngựa phá ra cười – Anh Lừa ơi, chẳng phải anh cũng đi một quãng đường dài như quãng đường của tôi đấy sao?
- Làm gì có! Tôi chỉ quẩn quanh cái chuồng nhỏ bé này và hàng ngày kéo chiếc cối xay lúa. Tôi làm gì có đi đâu – Con lừa trả lời bằng một giọng ngạc nhiên.
- Anh nghĩ đi từng đó năm, tôi đi vòng quanh thế giới, còn anh cũng đi vòng quanh chiếc cối xay, quãng đường chúng ta đi chẳng phải cũng ngang ngửa nhau ư.
- Nhưng còn những khó khăn và sự thay đổi. Tôi thấy anh đã yếu đi nhiều vì phải thường xuyên gắng sức. Và kìa, những vết sẹo xấu xí trên người anh, chắc là đau đớn lắm…
Ngựa ôn tồn đáp – chẳng phải anh cũng thay đổi đó sao. Anh cũng già yếu đi, cơ bắp của anh cũng đã chùng xuống vì không còn vận động nhiều như trước nữa. Và có lẽ cơ thể béo tròn của anh cũng thường xuyên đau nhức mỗi ngày giá buốt chứ.
- Đúng là như vậy – Lừa đáp.
- Giữa tôi và anh thật ra đều đã trải qua những cố gắng. Cái khác biệt của chúng ta là đã chọn lựa cố gắng cho một mục đích, một cuộc sống như thế nào mà thôi!
..............................................
Đọc xong câu truyện trên, chắc các bạn cũng giống như tôi tự hỏi mình có cách tiếp cận cuộc sống giống lừa hay ngựa. Riêng tôi, tuổi già chưa tới nhưng cũng không còn đủ trẻ và dũng cảm để như chú ngựa kia, bởi đằng sau tôi là gia đình (một vợ, hai con nhỏ). Thôi, đời bố nguyện là chú lừa cần mẫn để sau này gây dựng cho con một chút gì đó để nó là những con ngựa chiến dũng cảm tung hoành khắp nơi giang hồ.
P/s: Xã hội hiện tại đầy âm mưu và thủ đoạn cũng không có đất để những chú ngựa chỉ bằng năng lực của mình mà có thể tung hoành mà cần nhiều thứ khác nữa. Hy vọng đến đời con của chúng ta, lúc đó xã hội thực sự là môi trường công bằng để các chú ngựa bằng khả năng của mình có thể tung hoành góp phần gây dựng đất nước lớn mạnh, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và TG.
Phòng và chữa bệnh bồ câu
Quan trọng nhất trong việc chữa trị bệnh cho bồ câu là khâu CHẨN ĐOÁN. Chẩn đoán đúng thì việc chữa trị sẽ hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian & tiền bạc. Để có thể hỗ trợ những người bắt đầu nuôi bồ câu, tôi đã tập hợp các bài viết từ các website bồ câu thế giới, chọn lọc các kinh nghiệm của những người nuôi bồ câu nổi tiếng cũng như kinh nghiệm của các thành viên chơi bồ câu tại Việt Nam để hình thành bài viết này.
Bên cạnh đó, do điều kiện mua các loại thuốc đặc trị cho bồ câu tại Việt Nam còn nhiều khó khăn, tôi đã tìm các thành phần dược chất tương đương có trong Tây dược để áp dụng cho bồ câu. Những loại thuốc này dựa trên kinh nghiệm điều trị cho bồ câu của bản thân cũng như của các anh em khác & đã có nhiều thành công.Một số bệnh ở bồ câu:
Bên cạnh đó, do điều kiện mua các loại thuốc đặc trị cho bồ câu tại Việt Nam còn nhiều khó khăn, tôi đã tìm các thành phần dược chất tương đương có trong Tây dược để áp dụng cho bồ câu. Những loại thuốc này dựa trên kinh nghiệm điều trị cho bồ câu của bản thân cũng như của các anh em khác & đã có nhiều thành công.Một số bệnh ở bồ câu:
Loét miệng, Bạch hầu - Trichomoniasis Canker
Đây là bệnh phổ biến nhất do khuẩn Trichomonas. Là vi sinh vật đơn bào có hình roi, vì vậy nó rất cơ động.
Nguyên nhân:
Đây là bệnh phổ biến nhất do khuẩn Trichomonas. Là vi sinh vật đơn bào có hình roi, vì vậy nó rất cơ động. Nó có thể lây nhiễm từ 1 con bồ câu này sang con khác qua nước uống, từ chim cha mẹ sang chim con khi chúng mớm thức ăn. Thường chim con dễ bị hơn.
Triệu chứng:
- Giảm hoạt động, lặp đi lặp lại động tác nuốt.
- Xù lông, giảm cân, tăng lượng nước uống, tiêu chảy.
- Các mảng màu vàng được tìm thấy trong vòm họng, miệng.
- Trong giai đoạn khởi phát thường có mùi hôi.
Phòng chống:
- Kiểm soát căng thẳng ở bồ câu bằng các loại thuốc giảm stress.
- Duy trì cung cấp thực phẩm, vệ sinh máng ăn, uống thường xuyên.
- Cách ly chim bệnh.
Điều trị:
Sử dụng các loại thuốc điều trị như:
- Ronidazole (Ridzol)(DAC)
- Metronidazole (Flagyl) (DAC)
- B.S. (Belgica-DeWeerd)
- Ronidazole 10% (Pantex)
- Ronidazole 40 (Pantex)
- 5% Cure (Travipharma)
Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Metronidazole 250mg.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.
Đây là bệnh phổ biến nhất do khuẩn Trichomonas. Là vi sinh vật đơn bào có hình roi, vì vậy nó rất cơ động. Nó có thể lây nhiễm từ 1 con bồ câu này sang con khác qua nước uống, từ chim cha mẹ sang chim con khi chúng mớm thức ăn. Thường chim con dễ bị hơn.
Triệu chứng:
- Giảm hoạt động, lặp đi lặp lại động tác nuốt.
- Xù lông, giảm cân, tăng lượng nước uống, tiêu chảy.
- Các mảng màu vàng được tìm thấy trong vòm họng, miệng.
- Trong giai đoạn khởi phát thường có mùi hôi.
Phòng chống:
- Kiểm soát căng thẳng ở bồ câu bằng các loại thuốc giảm stress.
- Duy trì cung cấp thực phẩm, vệ sinh máng ăn, uống thường xuyên.
- Cách ly chim bệnh.
Điều trị:
Sử dụng các loại thuốc điều trị như:
- Ronidazole (Ridzol)(DAC)
- Metronidazole (Flagyl) (DAC)
- B.S. (Belgica-DeWeerd)
- Ronidazole 10% (Pantex)
- Ronidazole 40 (Pantex)
- 5% Cure (Travipharma)
Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Metronidazole 250mg.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.
Cầu trùng - Coccidiosis
Nguyên nhân:
Đây là bệnh gây ra bởi sinh vật đơn bào, rất phổ biến & lây nhiễm cao, ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe chiến binh. Chim trưởng thành bị nhiễm bệnh khi uống nước không sạch hoặc tiếp xúc với phân ẩm. Nhưng hầu hết chúng đã phát triển khả năng miễn dịch sẽ vẫn khỏe mạnh khi nhiễm bệnh.
Triệu chứng:
- Chim bỏ ăn uống.
- Giảm cân, tiêu chảy phân xanh.
- Luời di chuyển. đậu trên sào & nhắm mắt.
Phòng chống:
- Sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn, nấm.
- Giữ căn cứ sạch & khô.
- Không để thức ăn tiếp xúc với phân & các loại động vật gặm nhấm, vệ sinh khử trùng máng ăn, uống. Không để bồ câu uống nước ở máng xối, vũng bùn.
- Cách ly chim bệnh.
- Hàng tuần khử trùng giỏ đựng gửi bồ câu.
Điều trị:
Sử dụng các loại thuốc điều trị như:
- Multi-Mix (Global)
- Dacoxine 4 in 1 (DAC)
- Trimethoprim/Sulfa (DAC)
- Coccimix (Pantex)
- Cocci-Geel (Pantex)
- Cocci-Mix 1 (Travipharma)
Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Cotriseptol 480.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 – 5 ngày.
Phòng chống:
- Vệ sinh kỹ khu vực nuôi.
- Thường xuyên làm sạch máng và uống.
- Ngăn ngừa tiếp xúc với động vật gặm nhấm, gián và các loài chim hoang dã.
- Duy trì một mức độ pH acid của căn cứ dưới 4,0 thông qua việc sử dụng các chất khử trùng như Nolvasan hoặc phụ gia tương tự cho nước uống, giúp duy trì môi trường acid trong phân.
- Thường xuyên tiêm chủng chống lại vi khuẩn Salmonella
Điều trị:
Sử dụng các loại thuốc điều trị như:
- Vime - Apracin
- Vimenro
- Norflox 20
Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Intasnor 400, Loravax.
Liều dùng: Mỗi lần 1/4viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.
"Đáng ngạc nhiên là các triệu chứng nhiễm virus Paramyxo có thể được điều trị bằng Baytril. Nồng độ là 2,5% và 0,2ml/lần/ngày, uống liên tục trong mười ngày. Chim có thể phục hồi mạnh mẽ sau 7 ngày.
Tôi đã điều trị cho bốn con chim của mình, trong đó ba trường hợp thành công hoàn toàn. Một con đã hoàn toàn mất khả năng, nằm dài trên một chai nước nóng trong 6 tuần trước khi tôi điều trị. Trong trường hợp thứ tư, sau khi điều trị con chim quay đầu trở lại khi cho ăn nhưng không đủ khả năng để trở lại với cuộc sống bình thường. Hai con còn lại có một thời gian dài tiêu chảy trước khi bình thường. Phân ướt có thể kéo dài một thời gian, nhưng bình thường trở lại sau vài tuần đến vài tháng.
Nhân viên y tế sẽ biết rằng thuốc kháng sinh không có tác dụng trên virus. Một bác sĩ thú y đã cho tôi Baytril vì ông nghĩ rằng chim mất phương hướng có thể là do bị nhiễm trùng tai trong. Một bác sĩ thú y khác đã cho rằng chim bị nhiễm virus làm giảm hiệu quả của hệ thống miễn dịch và như vậy có thể tạo cơ hội nhiễm trùng do vi khuẩn. Virus paramyxo hoạt động sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Sau khi điều trị hai con chim của tôi đã bắt cặp và không một trường hợp bệnh nào khác xuất hiện".
Ngoài ra, còn có thể dùng cây nha đam (lô hội, aloe vera) để trị giun. Tôi sẽ có bài viết về cách sử dụng aloe vera để trị giun trong các bài tới.
Đây là bệnh gây ra bởi sinh vật đơn bào, rất phổ biến & lây nhiễm cao, ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe chiến binh. Chim trưởng thành bị nhiễm bệnh khi uống nước không sạch hoặc tiếp xúc với phân ẩm. Nhưng hầu hết chúng đã phát triển khả năng miễn dịch sẽ vẫn khỏe mạnh khi nhiễm bệnh.
Triệu chứng:
- Chim bỏ ăn uống.
- Giảm cân, tiêu chảy phân xanh.
- Luời di chuyển. đậu trên sào & nhắm mắt.
Phòng chống:
- Sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn, nấm.
- Giữ căn cứ sạch & khô.
- Không để thức ăn tiếp xúc với phân & các loại động vật gặm nhấm, vệ sinh khử trùng máng ăn, uống. Không để bồ câu uống nước ở máng xối, vũng bùn.
- Cách ly chim bệnh.
- Hàng tuần khử trùng giỏ đựng gửi bồ câu.
Điều trị:
Sử dụng các loại thuốc điều trị như:
- Multi-Mix (Global)
- Dacoxine 4 in 1 (DAC)
- Trimethoprim/Sulfa (DAC)
- Coccimix (Pantex)
- Cocci-Geel (Pantex)
- Cocci-Mix 1 (Travipharma)
Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Cotriseptol 480.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 – 5 ngày.
E.Coli - Collibacillosis
Nguyên nhân:
Bệnh phổ biến ở bồ câu, gây ra bởi vi khuẩn gram âm, có thể xâm nhập vào căn cứ thông qua các hạt bụi bị nhiễm, phân động vật gặm nhấm và trứng bồ câu tiếp xúc với phân bị nhiễm trong tổ. Chim bồ câu trưởng thành bị nhiễm sẽ phát tán các vi khuẩn cho toàn căn cứ.
Triệu chứng:
Biểu hiện ở các triệu chứng khác nhau. Thông thường chim con sẽ chết trong ổ, chim trưởng thành sẽ bơ phờ và giảm cân, phân lỏng, nhầy, màu vàng và màu xanh. Đôi khi sẽ có mùi hôi. Thỉnh thoảng một số chim có thể chảy nước mũi và bị các bệnh liên quan đến hô hấp.
Phòng chống:
- Sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn, nấm.
- Giữ căn cứ sạch & khô, thoáng.
- Không để thức ăn tiếp xúc với phân & nước tiểu của các loại động vật gặm nhấm, vệ sinh khử trùng máng ăn, uống.
Điều trị:
Sử dụng các loại thuốc điều trị như:
- Amoxicillin
- Baytril or Cipro
- Primor
- Bactrim
- Cephalexin
- Esb3.
Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Amoxicillin 250mg hoặc Cephalexin 250mg.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 – 5 ngày.
- Chú ý không sử dụng thuốc trong thời kỳ sinh sản.
- Khi sử dụng Amoxicillin, bồ câu thường bị tiêu chảy, do đó cần sử dụng thêm các loại men tiêu hóa như Enzym-Subtyl...
Bệnh phổ biến ở bồ câu, gây ra bởi vi khuẩn gram âm, có thể xâm nhập vào căn cứ thông qua các hạt bụi bị nhiễm, phân động vật gặm nhấm và trứng bồ câu tiếp xúc với phân bị nhiễm trong tổ. Chim bồ câu trưởng thành bị nhiễm sẽ phát tán các vi khuẩn cho toàn căn cứ.
Triệu chứng:
Biểu hiện ở các triệu chứng khác nhau. Thông thường chim con sẽ chết trong ổ, chim trưởng thành sẽ bơ phờ và giảm cân, phân lỏng, nhầy, màu vàng và màu xanh. Đôi khi sẽ có mùi hôi. Thỉnh thoảng một số chim có thể chảy nước mũi và bị các bệnh liên quan đến hô hấp.
Phòng chống:
- Sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn, nấm.
- Giữ căn cứ sạch & khô, thoáng.
- Không để thức ăn tiếp xúc với phân & nước tiểu của các loại động vật gặm nhấm, vệ sinh khử trùng máng ăn, uống.
Điều trị:
Sử dụng các loại thuốc điều trị như:
- Amoxicillin
- Baytril or Cipro
- Primor
- Bactrim
- Cephalexin
- Esb3.
Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Amoxicillin 250mg hoặc Cephalexin 250mg.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 – 5 ngày.
- Chú ý không sử dụng thuốc trong thời kỳ sinh sản.
- Khi sử dụng Amoxicillin, bồ câu thường bị tiêu chảy, do đó cần sử dụng thêm các loại men tiêu hóa như Enzym-Subtyl...
Bệnh viêm 1 mắt - One-eyed Cold
Nguyên nhân:
Thường bị nhầm lẫn với sự khởi đầu của mycoplasmosis (Mycoplasmosis là một thuật ngữ chung cho các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các vi sinh vật được gọi là vi khuẩn Mycoplasma). Bệnh viêm một mắt thường do mắt bị thương do chim đánh nhau hoặc bị thương vật lý ảnh hưởng đến mắt. Cũng có thể được gây ra bởi thông gió không đúng, bụi hoặc ẩm ướt trong căn cứ.
Triệu chứng:
Phổ biến nhất là dịch nhầy tiết ra ờ 1 bên mắt, đôi khi bị cả 2 mắt. Tùy vào mức độ nhiễm trùng, bồ câu có thể nhắm chặt 1 bên mắt.
Phòng chống:
- Duy trì thông gió thích hợp.
- Giữ vệ sinh căn cứ thông thoáng, sạch sẽ.
- Không nên nuôi quá nhiều bồ câu trong diện tích chật hẹp.
Điều trị:
Sử dụng các loại thuốc điều trị như: Bio-gentadrop
Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1%, Dexacol. Sử dụng thuốc tra kết hợp các loại thuốc uống kháng viêm, kháng khuẩn như Dorogyne, Alfachim 4.2mg (Chymotrypsin).
Liều dùng: Mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 2 ngày (hoặc đến khi mắt hết viêm xưng)
Thường bị nhầm lẫn với sự khởi đầu của mycoplasmosis (Mycoplasmosis là một thuật ngữ chung cho các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các vi sinh vật được gọi là vi khuẩn Mycoplasma). Bệnh viêm một mắt thường do mắt bị thương do chim đánh nhau hoặc bị thương vật lý ảnh hưởng đến mắt. Cũng có thể được gây ra bởi thông gió không đúng, bụi hoặc ẩm ướt trong căn cứ.
Triệu chứng:
Phổ biến nhất là dịch nhầy tiết ra ờ 1 bên mắt, đôi khi bị cả 2 mắt. Tùy vào mức độ nhiễm trùng, bồ câu có thể nhắm chặt 1 bên mắt.
Phòng chống:
- Duy trì thông gió thích hợp.
- Giữ vệ sinh căn cứ thông thoáng, sạch sẽ.
- Không nên nuôi quá nhiều bồ câu trong diện tích chật hẹp.
Điều trị:
Sử dụng các loại thuốc điều trị như: Bio-gentadrop
Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): thuốc mỡ tra mắt Tetracyclin 1%, Dexacol. Sử dụng thuốc tra kết hợp các loại thuốc uống kháng viêm, kháng khuẩn như Dorogyne, Alfachim 4.2mg (Chymotrypsin).
Liều dùng: Mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 2 ngày (hoặc đến khi mắt hết viêm xưng)
Phó thương hàn - Salmonellosis
Nguyên nhân:
Đây là 1 bệnh khá phổ biến được gây ra bởi một loại vi khuẩn gram âm hình roi. Nó có thể lây nhiễm trong căn cứ thông qua bồ câu bị nhiễm bệnh, động vật gặm nhấm, do hít phải bụi bị nhiễm, trên đế giày chủ chim, gián, hoặc thông qua tiếp xúc với chim bồ câu hoang dã. Thường thì một con chim trưởng thành đã vượt qua căn bệnh này vẫn còn là một nguồn lây nhiễm và tiếp tục thải phân bị nhiễm bệnh.
.
Triệu chứng:
- Sụt cân nhanh
- Phân lỏng, màu xanh
- Sưng các khớp chân hoặc bàn chân
- Hội chứng "Cổ xoắn" thường thấy ở bệnh PMV (Paramyxovirus)
Đây là 1 bệnh khá phổ biến được gây ra bởi một loại vi khuẩn gram âm hình roi. Nó có thể lây nhiễm trong căn cứ thông qua bồ câu bị nhiễm bệnh, động vật gặm nhấm, do hít phải bụi bị nhiễm, trên đế giày chủ chim, gián, hoặc thông qua tiếp xúc với chim bồ câu hoang dã. Thường thì một con chim trưởng thành đã vượt qua căn bệnh này vẫn còn là một nguồn lây nhiễm và tiếp tục thải phân bị nhiễm bệnh.
.
Triệu chứng:
- Sụt cân nhanh
- Phân lỏng, màu xanh
- Sưng các khớp chân hoặc bàn chân
- Hội chứng "Cổ xoắn" thường thấy ở bệnh PMV (Paramyxovirus)
- Chim con thường thở dốc, chết sau khi nở 2tuần
- Trứng chết
- Trứng chết
Phòng chống:
- Vệ sinh kỹ khu vực nuôi.
- Thường xuyên làm sạch máng và uống.
- Ngăn ngừa tiếp xúc với động vật gặm nhấm, gián và các loài chim hoang dã.
- Duy trì một mức độ pH acid của căn cứ dưới 4,0 thông qua việc sử dụng các chất khử trùng như Nolvasan hoặc phụ gia tương tự cho nước uống, giúp duy trì môi trường acid trong phân.
- Thường xuyên tiêm chủng chống lại vi khuẩn Salmonella
Điều trị:
Sử dụng các loại thuốc điều trị như:
- Vime - Apracin
- Vimenro
- Norflox 20
Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Intasnor 400, Loravax.
Liều dùng: Mỗi lần 1/4viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.
Đậu, nổi trái - Pigeon Pox
Nguyên nhân:
Bệnh đậu (trái) do một loại virus thuộc nhóm Avipox gây ra. Bệnh lây truyền do bồ câu bị muỗi, côn trùng cắn.
Triệu chứng:
Khi chim bồ câu không có đề kháng bị côn trùng cắn, virus xâm nhập vào máu của chim. Trong vòng 5-7 ngày, những tổn thương nhỏ màu trắng giống như mụn cóc xuất hiện trên đầu, chân và các khu vực mỏ, mắt. Những nốt nhỏ có thể phát triển trở thành nốt lớn màu vàng, nếu loại bỏ, có thể rỉ máu. Theo thời gian, những mụn này sẽ khô và rụng đi khi chim đủ đề kháng.
Phòng chống:
- Vệ sinh kỹ khu vực nuôi, kiểm soát ruồi, muỗi.
- Tiêm ngừa cho bồ câu.
Điều trị:
- Sử dụng vacxin đậu cho chim.
Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Thuốc sát trùng vết thương như: thuốc mỡ mắt Tetracyclin 1%, thuốc xanh Methylen, Betadyne. Thuốc uống: Lincomycin 500mg, Stadexmin.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.
Bệnh đậu (trái) do một loại virus thuộc nhóm Avipox gây ra. Bệnh lây truyền do bồ câu bị muỗi, côn trùng cắn.
Triệu chứng:
Khi chim bồ câu không có đề kháng bị côn trùng cắn, virus xâm nhập vào máu của chim. Trong vòng 5-7 ngày, những tổn thương nhỏ màu trắng giống như mụn cóc xuất hiện trên đầu, chân và các khu vực mỏ, mắt. Những nốt nhỏ có thể phát triển trở thành nốt lớn màu vàng, nếu loại bỏ, có thể rỉ máu. Theo thời gian, những mụn này sẽ khô và rụng đi khi chim đủ đề kháng.
Phòng chống:
- Vệ sinh kỹ khu vực nuôi, kiểm soát ruồi, muỗi.
- Tiêm ngừa cho bồ câu.
Điều trị:
- Sử dụng vacxin đậu cho chim.
Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Thuốc sát trùng vết thương như: thuốc mỡ mắt Tetracyclin 1%, thuốc xanh Methylen, Betadyne. Thuốc uống: Lincomycin 500mg, Stadexmin.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.
PMV - Paramyxovirus
Nguyên nhân:
Paramyxovirus hoặc PMV-1 là loại virus rất dễ lây lan, đặc biệt là trong môn đua bồ câu, nơi hàng trăm hoặc hàng ngàn chiến binh được nhốt chung trước khi thả. Lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thức ăn bị ô nhiễm, nước hoặc rác thải.
Triệu chứng:
Các triệu chứng bao gồm: phân nhiều nước, biếng ăn, xù lông, tê liệt chân & cánh. Trong giai đoạn phát triển, chim sẽ có triệu chứng "xoắn cổ" và nhiều loại chim sẽ chết.
Phòng chống:
Hiện nay ở Mỹ và châu Âu, chỉ có hiệu quả bảo vệ khi chủng ngừa với thuốc chủng sinh học Maine PMV-1. Nhiều người nuôi bồ câu sử dụng chủng ngừa LaSota, họ cho rằng đang bảo vệ chim, nhưng thực tế vaccin LaSota không hiệu quả trong việc chống lại bệnh PMV. Vaccin LaSota chỉ hiệu quả ngăn ngừa bệnh Newcastle trong thời gian ngắn, bệnh này gần như không tồn tại ở chim bồ câu và phải được phân biệt với PMV-1.
Điều trị: Sử dụng vacxin PMV-1.
Thực tế, khi bồ câu đua bị bệnh PMV-1 thì rất khó chữa trị & nếu có chữa khỏi cũng khó tiếp tục để đua. Theo kinh nghiệm của 1 người nuôi bồ câu đua trên thế giới (Ông Raymond Julien từ Saddle Homer USA), ông sử dụng Baytril 2.5%, 0.2ml uống ngày 1 lần, liên tục trong 10 ngày & có kết quả tương đối tốt.
Paramyxovirus hoặc PMV-1 là loại virus rất dễ lây lan, đặc biệt là trong môn đua bồ câu, nơi hàng trăm hoặc hàng ngàn chiến binh được nhốt chung trước khi thả. Lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thức ăn bị ô nhiễm, nước hoặc rác thải.
Triệu chứng:
Các triệu chứng bao gồm: phân nhiều nước, biếng ăn, xù lông, tê liệt chân & cánh. Trong giai đoạn phát triển, chim sẽ có triệu chứng "xoắn cổ" và nhiều loại chim sẽ chết.
Phòng chống:
Hiện nay ở Mỹ và châu Âu, chỉ có hiệu quả bảo vệ khi chủng ngừa với thuốc chủng sinh học Maine PMV-1. Nhiều người nuôi bồ câu sử dụng chủng ngừa LaSota, họ cho rằng đang bảo vệ chim, nhưng thực tế vaccin LaSota không hiệu quả trong việc chống lại bệnh PMV. Vaccin LaSota chỉ hiệu quả ngăn ngừa bệnh Newcastle trong thời gian ngắn, bệnh này gần như không tồn tại ở chim bồ câu và phải được phân biệt với PMV-1.
Điều trị: Sử dụng vacxin PMV-1.
Thực tế, khi bồ câu đua bị bệnh PMV-1 thì rất khó chữa trị & nếu có chữa khỏi cũng khó tiếp tục để đua. Theo kinh nghiệm của 1 người nuôi bồ câu đua trên thế giới (Ông Raymond Julien từ Saddle Homer USA), ông sử dụng Baytril 2.5%, 0.2ml uống ngày 1 lần, liên tục trong 10 ngày & có kết quả tương đối tốt.
Bài viết của tác giả Raymond Julien: Điều trị triệu chứng Paramyxovirus (PMV)
"Đáng ngạc nhiên là các triệu chứng nhiễm virus Paramyxo có thể được điều trị bằng Baytril. Nồng độ là 2,5% và 0,2ml/lần/ngày, uống liên tục trong mười ngày. Chim có thể phục hồi mạnh mẽ sau 7 ngày.
Tôi đã điều trị cho bốn con chim của mình, trong đó ba trường hợp thành công hoàn toàn. Một con đã hoàn toàn mất khả năng, nằm dài trên một chai nước nóng trong 6 tuần trước khi tôi điều trị. Trong trường hợp thứ tư, sau khi điều trị con chim quay đầu trở lại khi cho ăn nhưng không đủ khả năng để trở lại với cuộc sống bình thường. Hai con còn lại có một thời gian dài tiêu chảy trước khi bình thường. Phân ướt có thể kéo dài một thời gian, nhưng bình thường trở lại sau vài tuần đến vài tháng.
Nhân viên y tế sẽ biết rằng thuốc kháng sinh không có tác dụng trên virus. Một bác sĩ thú y đã cho tôi Baytril vì ông nghĩ rằng chim mất phương hướng có thể là do bị nhiễm trùng tai trong. Một bác sĩ thú y khác đã cho rằng chim bị nhiễm virus làm giảm hiệu quả của hệ thống miễn dịch và như vậy có thể tạo cơ hội nhiễm trùng do vi khuẩn. Virus paramyxo hoạt động sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Sau khi điều trị hai con chim của tôi đã bắt cặp và không một trường hợp bệnh nào khác xuất hiện".
Giun - Worms
Bồ câu đua sẽ nhiễm giun do ăn phải trứng giun từ giỏ thả chim và thông qua tiếp xúc với bồ câu đua khác bị nhiễm bệnh
Nguyên nhân:
Nguyên nhân nói chung là do điều kiện vệ sinh căn cứ. Bồ câu đua sẽ nhiễm giun do ăn phải trứng giun từ giỏ thả chim và thông qua tiếp xúc với bồ câu đua khác bị nhiễm bệnh. Bồ câu vẫn duy trì việc ăn uống nhưng giun sẽ tiêu thụ hết chất dinh dưỡng.
Những loại giun phổ biến nhất bao gồm:
- Giun đũa
- Giun tóc
- Giun móc
- Giun lươn
- Sán dây
Triệu chứng:
Tùy theo loại giun sẽ có các triệu chứng khác nhau như: giảm cân, lười bay, tiêu chảy…
Phòng chống:
- Giữ vệ sinh khu vực chuồng nuôi.
- Hạn chế bồ câu tiếp xúc với phân.
- Không để thức ăn tiếp xúc phân.
- Từ 3 – 6 tháng xổ giun cho bồ câu 1 lần.
Điều trị:
- Combi-Worm (Tất cả các lọai giun) (Global)
- Belga-Wormac (Giun tóc & giun đũa)
- Wormmix (Giun tóc & giun đũa) (DAC)
- Worm-Ex (Giun tóc & giun đũa) (Pantex)
Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Albendazol 400mg, Fubenzon 500mg, Mebendazol 500mg.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, sau 1 tuần thì tẩy lại lần nữa. Cho bồ câu uống trước khi ăn.
Nguyên nhân nói chung là do điều kiện vệ sinh căn cứ. Bồ câu đua sẽ nhiễm giun do ăn phải trứng giun từ giỏ thả chim và thông qua tiếp xúc với bồ câu đua khác bị nhiễm bệnh. Bồ câu vẫn duy trì việc ăn uống nhưng giun sẽ tiêu thụ hết chất dinh dưỡng.
Những loại giun phổ biến nhất bao gồm:
- Giun đũa
- Giun tóc
- Giun móc
- Giun lươn
- Sán dây
Triệu chứng:
Tùy theo loại giun sẽ có các triệu chứng khác nhau như: giảm cân, lười bay, tiêu chảy…
Phòng chống:
- Giữ vệ sinh khu vực chuồng nuôi.
- Hạn chế bồ câu tiếp xúc với phân.
- Không để thức ăn tiếp xúc phân.
- Từ 3 – 6 tháng xổ giun cho bồ câu 1 lần.
Điều trị:
- Combi-Worm (Tất cả các lọai giun) (Global)
- Belga-Wormac (Giun tóc & giun đũa)
- Wormmix (Giun tóc & giun đũa) (DAC)
- Worm-Ex (Giun tóc & giun đũa) (Pantex)
Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Albendazol 400mg, Fubenzon 500mg, Mebendazol 500mg.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, sau 1 tuần thì tẩy lại lần nữa. Cho bồ câu uống trước khi ăn.
Ngoài ra, còn có thể dùng cây nha đam (lô hội, aloe vera) để trị giun. Tôi sẽ có bài viết về cách sử dụng aloe vera để trị giun trong các bài tới.
Tiêu chảy - Diarrhea
Thường sau khi điều trị thuốc kháng sinh hoặc căng thẳng, bồ câu sẽ bị tiêu chảy. Khi đó, bồ câu không phải thực sự bị bệnh, nhưng chúng bị tiêu chảy vì sự mất cân bằng hóa học được tạo ra bởi sự mất mát của vi khuẩn lactobacillus hoặc vi khuẩn sống trong ruột của chim bồ câu.
Bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học có tính chất lợi khuẩn (ví dụ như: AntiFungal kết hợp với Improver), bạn sẽ làm giảm đáng kể sự căng thẳng và các vi khuẩn tốt sẽ ở lại bảo vệ chim bồ câu mà sẽ giữ cho được hoàn hảo.
Có nhiều dạng tiêu chảy ở bồ câu như phân xanh, phân nước màu đục như nước vo gạo, phân nâu… do đó sẽ có nhiều cách điều trị khác nhau.
Một số chẩn đoán liên quan đến bệnh tiêu chảy:
- Tiêu chảy-có máu: nhiễm ký sinh trùng Hexamita, Phó thương hàn, E-Coli, giun, cầu trùng.
- Tiêu chảy phân xanh: Phó thương hàn.
- Tiêu chảy, phân tanh: Nhiễm ký sinh trùng Hexamita, cầu trùng.
- Tiêu chảy phân đục như nước vo gạo: Nhiễm ký sinh trùng Hexamita.
Ngoài ra, còn có 1 số triệu chứng khác liên quan đến vấn đề bệnh ở bồ câu như: phân ẩm, phân nhầy màu vàng-xanh...
Dưới đây là loại thuốc mà tôi sử dụng tại Việt Nam để điều trị bệnh tiêu chảy, phân trắng xanh & đã có hiệu quả: thuốc 1-2-4 (1 gói Genta-Colenro (loại 10gram), 2 gói Vimenro (loại 10gram), 4 gói Men tiêu hóa Enzym-Subtyl (loại 5gram)), pha 1g + 10ml nước bơm cho chim uống, ngày 2 lần.
Bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học có tính chất lợi khuẩn (ví dụ như: AntiFungal kết hợp với Improver), bạn sẽ làm giảm đáng kể sự căng thẳng và các vi khuẩn tốt sẽ ở lại bảo vệ chim bồ câu mà sẽ giữ cho được hoàn hảo.
Có nhiều dạng tiêu chảy ở bồ câu như phân xanh, phân nước màu đục như nước vo gạo, phân nâu… do đó sẽ có nhiều cách điều trị khác nhau.
Một số chẩn đoán liên quan đến bệnh tiêu chảy:
- Tiêu chảy-có máu: nhiễm ký sinh trùng Hexamita, Phó thương hàn, E-Coli, giun, cầu trùng.
- Tiêu chảy phân xanh: Phó thương hàn.
- Tiêu chảy, phân tanh: Nhiễm ký sinh trùng Hexamita, cầu trùng.
- Tiêu chảy phân đục như nước vo gạo: Nhiễm ký sinh trùng Hexamita.
Ngoài ra, còn có 1 số triệu chứng khác liên quan đến vấn đề bệnh ở bồ câu như: phân ẩm, phân nhầy màu vàng-xanh...
Dưới đây là loại thuốc mà tôi sử dụng tại Việt Nam để điều trị bệnh tiêu chảy, phân trắng xanh & đã có hiệu quả: thuốc 1-2-4 (1 gói Genta-Colenro (loại 10gram), 2 gói Vimenro (loại 10gram), 4 gói Men tiêu hóa Enzym-Subtyl (loại 5gram)), pha 1g + 10ml nước bơm cho chim uống, ngày 2 lần.
Nhiễm trùng hô hấp - Mycoplasmosis & Ornithosis
Viêm đường hô hấp gây ra do vi khuẩn truyền nhiễm. Các vi khuẩn sống trong đường hô hấp trên và khó có thể loại bỏ hoàn toàn
Nguyên nhân:
Viêm đường hô hấp gây ra do vi khuẩn truyền nhiễm. Các vi khuẩn sống trong đường hô hấp trên và khó có thể loại bỏ hoàn toàn.
Sổ mũi thực sự là thuật ngữ được sử dụng để mô tả chất thải nhầy, thường liên quan với khuẩn Mycoplasmosis và Ornithosis (Chlamydia).
Triệu chứng:
Nhiều chim bị nhiễm bệnh không bao giờ hồi phục hoàn toàn. Mặc dù không có dấu hiệu phát bệnh, những con chim này vẫn mang mầm bệnh. Cách duy nhất để người nuôi có thể nhận ra chim bị bệnh là thông qua kết quả đua tệ hại.
Các triệu chứng kinh điển của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm nhầy trong cổ họng, mỏ mở và hơi thở nặng nề, gay gắt hoặc ríu rít trong khi thở, chảy nước mắt, đôi khi liên quan đến sưng ở vùng mắt.
Các triệu chứng khác bao gồm chảy nước mũi, đôi khi sưng túi khí, phân xanh lỏng, giảm cân, lười bay.
Phòng chống:
- Thông gió đầy đủ.
- Giữ bụi và khí amoniac ở mức độ thấp, kiểm soát độ ẩm và tình trạng quá tải căn cứ. Hạn chế tiếp xúc với chim hoang dã.
- Không cố gắng điều trị hoặc ngăn chặn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp với các phương pháp điều trị không thường xuyên với liều thấp. Điều này có thể nhanh chóng gây ra sự đề kháng với các loại thuốc có hiệu quả (lờn thuốc). Luôn luôn làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc trong bất kỳ và tất cả các phương pháp điều trị.
Điều trị:
- Respiratory Plus (Global)
- 1 + 1 Cure (DAC)
- Spiradac (DAC)
Viêm đường hô hấp gây ra do vi khuẩn truyền nhiễm. Các vi khuẩn sống trong đường hô hấp trên và khó có thể loại bỏ hoàn toàn.
Sổ mũi thực sự là thuật ngữ được sử dụng để mô tả chất thải nhầy, thường liên quan với khuẩn Mycoplasmosis và Ornithosis (Chlamydia).
Triệu chứng:
Nhiều chim bị nhiễm bệnh không bao giờ hồi phục hoàn toàn. Mặc dù không có dấu hiệu phát bệnh, những con chim này vẫn mang mầm bệnh. Cách duy nhất để người nuôi có thể nhận ra chim bị bệnh là thông qua kết quả đua tệ hại.
Các triệu chứng kinh điển của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm nhầy trong cổ họng, mỏ mở và hơi thở nặng nề, gay gắt hoặc ríu rít trong khi thở, chảy nước mắt, đôi khi liên quan đến sưng ở vùng mắt.
Các triệu chứng khác bao gồm chảy nước mũi, đôi khi sưng túi khí, phân xanh lỏng, giảm cân, lười bay.
Phòng chống:
- Thông gió đầy đủ.
- Giữ bụi và khí amoniac ở mức độ thấp, kiểm soát độ ẩm và tình trạng quá tải căn cứ. Hạn chế tiếp xúc với chim hoang dã.
- Không cố gắng điều trị hoặc ngăn chặn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp với các phương pháp điều trị không thường xuyên với liều thấp. Điều này có thể nhanh chóng gây ra sự đề kháng với các loại thuốc có hiệu quả (lờn thuốc). Luôn luôn làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc trong bất kỳ và tất cả các phương pháp điều trị.
Điều trị:
- Respiratory Plus (Global)
- 1 + 1 Cure (DAC)
- Spiradac (DAC)
- Tylosine (DAC), thuốc bột Tylosin Tartrate (Hanvet), Tylosin 10% (Vinavetco), Tylosin 5% (Vemedim)
- Orni-Special (Belgica-DeWeerd)
- Orni-Special (Belgica-DeWeerd)
- Ornithosis 3 (Belgica-DeWeerd)
- Ornimix W.S.P. (Pantex)
- Ornimix DS (Pantex)
Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Domycine, Cendocin 100mg, Doxycycline.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.
- Ornimix W.S.P. (Pantex)
- Ornimix DS (Pantex)
Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc): Domycine, Cendocin 100mg, Doxycycline.
Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.
Tác giả: Zoongke - bocaudua.com
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Góc thư giãn
Truyện vui sưu tầm: Làm ơn! Trước tiệm thuốc tây có một hàng dài người đang xếp hàng chờ đến lượt. Bỗng một chàng trai từ phía sau vừa c...
-
CẨM NANG NUÔI CHIM BỒ CÂU Lời mở đầu Xuất phát từ niềm đam mê nuôi chim bồ câu, Tôi sưu tầm và biên soạn cuốn cẩm nang này với...
-
Truyện vui sưu tầm: Làm ơn! Trước tiệm thuốc tây có một hàng dài người đang xếp hàng chờ đến lượt. Bỗng một chàng trai từ phía sau vừa c...
-
1. Bán bồ câu xòe nhật: Chim đẹp, ngực ưỡn, lông chân dài. - 1 tháng tuổi: 250.000đ/cặp. - 2 tháng tuổi: 300.000đ/cặp. - Chim đẻ: 500.000...